Oxi
hòa tan (DO) trong nước được coi như một trong những thông số cơ bản nhất của
chất lượng nước và cũng là chỉ báo sức khỏe của hệ sinh thái nước. Các yếu tố
tác động vào DO thông thường được phân thành hai nhóm là nguồn sinh và nguồn
tiêu thụ oxi; trong đó nguồn sinh bao gồm oxi trao đổi tại bề mặt nước, oxi
sinh ra do quá trình quang hợp của thực vật trong nước, và oxi tăng cường do
các dòng chảy có hàm lượng oxi cao hơn; nguồn tiêu thụ oxi bao gồm sự hô hấp
của vi sinh vật và thực vật, nhu cầu oxi bùn đáy và các phản ứng oxi hóa của
oxi. Bên cạnh đó, các yếu tố về địa vật lý cũng đóng góp vào sự thay đổi nồng
độ oxi trong nước như dòng chảy, địa hình địa mạo, độ sâu và nhiệt độ…[8].
Trên
thế giới, các nghiên cứu về lĩnh vực mô hình hóa oxi hòa tan đã được tiến hành
từ những năm 1925 [11]. Tuy nhiên chỉ một vài trong các nghiên cứu đó đưa ra
được mô hình cùng với các phương trình toán học mô phỏng sự thay đổi nồng độ DO
theo độ sâu [2, 4,
14], dưới tác động của các yếu tố kể trên. Ở nước ta, việc dự đoán sự biến
đổi nồng độ DO hầu như phụ thuộc vào các phần mềm nước ngoài, với các module tính
toán đã được thiết kế sẵn nên khó có thể tùy biến hoặc thay đổi phương trình
tính trong các trường hợp cụ thể. Do đó, bài báo này sẽ giới thiệu một mô hình
toán học mô phỏng sự biến đổi nồng độ DO, dưới tác động của các yếu tố cơ bản
có liên quan đến DO, trong đó mỗi yếu tố tác động đến nồng độ DO được biểu diễn
dưới dạng một phương trình toán học khác nhau. Mô hình toán học này bao gồm hai
biến, DO và BOD (nhu cầu oxi sinh hóa), trong đó BOD đại diện cho các chất tiêu
thụ oxi trong nước. Số liệu đo đạc DO được thực hiện tại một số hồ tại Hà Nội
dùng để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình.
2. PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đo đạc số liệu
Các vị trí đo đạc số liệu DO trên địa bàn Hà Nội được
chỉ ra trong Bảng 1.
Bảng 1. Các vị trí đo
đạc nồngđộ DO
Hồ
|
Vĩ độ
|
Kinh độ
|
Bảy Mẫu
|
21°00'49,2" Bắc
|
105°50'37,3" Đông
|
Gươm
|
21°01'45,1" Bắc
|
105°51'10,1" Đông
|
Tây
|
21°02'40,3" Bắc
|
105°49'55,4" Đông
|
Sự thay đổi của nồng độ DO theo độ sâu tại mỗi địa
điểm đo, được đo tại các vị trí cách nhau 10 cm theo chiều thẳng đứng từ bề mặt
nước tới đáy hồ. Thiết bị đo DO là máy đo chất lượng nước đa năng Horiba U-50. Bên cạnh đo đạc DO,
các thông số khác như pH, độ dẫn điện, độ đục, nhiệt độ… cũng được ghi lại đồng
thời.
2.2. Các giả định trong
mô hình
Do
sự phức tạp và biến động của các điều kiện trong môi trường nước tự nhiên gây ảnh
hưởng liên tục lên sự thay đổi nồng độ DO đo đạc, nên để có thể đưa ra kết quả DO
mô phỏng phù hợp với kết quả đo đạc, một vài giả định được đưa ra như sau:
· Nước hồ hòa trộn đều.
· BOD đại diện cho các chất tiêu thụ oxi trong nước, và
cả phần tiêu thụ oxi do sự hô hấp của động thực vật.
· Khuếch tán thẳng đứng là cơ chế vận chuyển duy nhất
của DO và BOD trong hệ.
· Các chất hữu cơ tiêu thụ oxi nằm trong lớp bùn đáy được
phân bố đều, và nồng độ của chúng thay đổi không đáng kể trong suốt thời gian
mô phỏng.
Hình
1: Giản đồ của mô hình
2.3. Hệ phương trình chủ
đạo
Động
học của DO và BOD trong hệ được mô tả bởi một hệ hai phương trình đạo hàm riêng
phi tuyến, trong hệ tọa độ Đề các một chiều Ox (Hình 1) [6, 12,
13]:
trong
đó, CDO và CBOD: tương ứng là nồng độ của DO và BOD trong hệ
(mg/L); t: thời gian (s); D1 và D2: hệ số khuếch tán của DO và BOD (m2/s); k1: hằng số tốc độ tiêu thụ
DO bởi BOD (L.mg-1.s-1) [1, 5].
Đại
lượng được giả thiết đại
diện cho phản ứng oxi hóa BOD bởi DO [6, 13], giả thiết này được xây dựng nhằm làm tăng tính tổng quát cho đại
lượng truyền thống thường gặp trong các
nghiên cứu trước đây [10, 11]. Với các trường hợp tới hạn, ví dụ khi nồng độ DO
bằng không thì không thể còn oxi để cho sự tiêu thụ BOD xảy ra, có thể thấy
rằng điều đó chưa được thể hiện khi dùng đại lượng truyền thống. Giả thiết mới này
được kỳ vọng sẽ bổ sung được những điểm tới hạn của công thức trước đây.
2.4. Điều kiện
ban đầu và điều kiện biên
Điều
kiện ban đầu được giả sử trong toàn bộ hệ như sau: CBOD,t=0 và CDO,t=0
bằng giá trị đo của BOD và DO tương ứng tại hiện trường ở thời điểm ban đầu (BODo, DOo) (mg/L).
Điều
kiện biên được áp dụng tại ranh giới bề mặt nước-không khí, với DO tuân theo
điều kiện biên Neumann có dạng phương trình (2), với BOD coi như không có sự
trao đổi tại ranh giới này có dạng phương trình (3):
trong
đó, là hệ số tốc độ trao đổi oxi tại ranh giới bề
mặt nước (1/m), CDOsat là nồng độ oxi bão hòa
trong khối nước (mg/L) [10].
Tại
ranh giới giữa bùn-nước, điều kiện biên cho DO có dạng như phương trình (4), với
BOD được giả sử có dòng đi từ bùn đáy vào khối nước và được mô tả bởi phương
trình (5):
với, h là chiều
sâu khối nước (m); là hằng số tốc độ tiêu thụ oxi bởi
bùn đáy ở 20 oC (mg.L-1.m-1); T là nhiệt độ khối nước (oC); θs là hệ số điều chỉnh nhiệt độ; là hằng số tốc độ trao đổi BOD tại ranh giới bùn
đáy (1/m); CBODsed
là nồng độ BOD trong lớp bùn đáy (mg/L) [10].
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 2:
Các thông số sử dụng trong mô hình cho quá trình hiệu chỉnh và kiểm định
Hệ số
|
Giá trị
|
Đơn vị
|
Tham khảo
|
D1
|
5,0 × 10-9
|
m2/s
|
[2, 10, 16]
|
D2
|
2,5 × 10-9
|
m2/s
|
[2, 10, 16]
|
|
2,0 × 10-5
|
1/m
|
[9, 10]
|
|
3,6 × 10-6
|
mg/(L.m)
|
[3, 7, 10]
|
θs
|
1,1
|
|
[3, 10]
|
Hình 2: Giá trị DO đo
đạc trong các hồ khảo sát.
Để
giải hệ phương trình chính cùng với các điều kiện ban đầu và điều kiện biên
tương ứng, các giá trị của T, h, CDOo,
CDOsat được đo tại hiện
trường. Giá trị của CBODsed
được giả định trong khoảng từ 400 đến 600 mg/L [15] tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên của mỗi hồ. Các thông
số khác như D1, D2, k2, ks,
θs được tham khảo từ
các nghiên cứu liên quan (Bảng 2)
Kết
quả đo đạc DO trong các hồ được trình bày trong Hình 2, các giá trị DO này sẽ
được dùng để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình.
Hệ
phương trình (1) cùng với các điều kiện biên (2), (3), (4), (5) được thiết lập
và giải, dùng phần mềm Comsol Multiphysics (phiên bản 4.2), một phần mềm khoa
học chuyên về giải các bài toán mô phỏng hệ vật lý.
Kết
quả hiệu chỉnh và kiểm định (Hình 3) cho thấy mô hình đã mô phỏng khá thành
công sự biến đổi nồng độ DO theo độ sâu. Phân tích hồi quy tuyến tính giữa nồng
độ DO đo đạc và DO mô phỏng chỉ ra rằng, hệ số xác định (R2) trong
quá trình hiệu chỉnh và kiểm định mô hình cho các hồ đều đạt giá trị ở mức độ
chấp nhận được, ví dụ ở hồ Gươm các giá trị này lần lượt là 0,97 và 0,96 (Hình
3b, 3e). Điều đó chứng tỏ các phương trình toán học cùng bộ hệ số tương ứng đã
phản ánh tương đối phù hợp sự tác động của các nguồn sinh và tiêu thụ oxi lên
sự suy giảm của nồng độ DO theo độ sâu.
4. KẾT LUẬN
Một mô hình khuếch tán
phản ứng của DO đã được phát triển cho một vài hồ ở Hà Nội, mô hình này đã tập
trung vào các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự suy giảm của DO theo độ sâu, như
sự khuếch tán của DO và BOD, sự tiêu thụ oxi bởi bùn đáy, quá trình trao đổi
oxi tại bề mặt nước, tốc độ quá trình phát thải chất hữu cơ từ bùn đáy vào khối
nước. Các số liệu DO đo đạc được từ các hồ được dùng để hiệu chỉnh và kiểm định
mô hình. Kết quả tính toán chỉ ra rằng mô hình trên tương đối phù hợp cho việc
giải thích cũng như dự báo sự biến đổi nồng độ DO theo độ sâu trong môi trường
nước, đồng thời đưa ra được xu hướng của sự biến đổi của DO theo độ sâu.
Hình 3: Nồng
độ DO mô phỏng, DO đo đạc trong quá trình hiệu chỉnh (a,b,c) và quá trình kiểm
định mô hình (d,e,f); cùng với kết quả phân tích hồi quy tuyến tính giữa hai
giá trị đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Donald Dean Adrian & Thomas G. Sanders, 1998, Oxygen sag
equation for second-order BOD decay, Water
Research, 32 (3), 840-848.
2. Sen Bai, 2009, Numerical Modeling of
Dissolved Oxygen in an Ultra-Urban Best Management Practice, Water Environment Research, 81 (4),
374-381.
3. Wei-Bo Chen, et al., 2012, Measurement of
sediment oxygen demand for modeling the dissolved oxygen distribution in a
Subalpine lake, International Journal of
Physical Sciences, 7 (27), 5036-5048.
4. Husnain Haider, et al., 2013, A review of
dissolved oxygen and biochemical oxygen demand models for large rivers, Pakistan Journal of Engineering and Applied
Sciences, 12 (1), 127-142.
5. J. Hewitt, et al., 1979, A multiorder
approach to BOD kinetics, Water Res.,
13 (3), 325-329.
6. Thanh M. Le, et al., 2013, Modeling
dissolved oxygen in water affected by sediment layer in the bottom, Vietnam Journal of Chemistry, 51 (5),
556-561.
7. S. Lefort, et al., 2012, Hypoxia in the
Lower St. Lawrence Estuary: How physics controls spatial patterns, Journal of Geophysical Research, 117 (C07018),
7-18.
8. Donald J. O'Connor, 1967, The temporal and
spatial distribution of dissolved oxygen in streams, Water Resources Research, 3
(1), 65-79.
9. Scott A. Socolofsky & Gerhard H. Jirka,
2005, Special Topics in Mixing and Transport Processes in the Environment, Texas A&M University; University of
Karlsruhe, 95-102.
10. Heinz G. Stefan & Xing Fang, 1994, Dissolved
oxygen model for regional lake analysis, Ecological
Modelling, 71, 37 - 68.
11. Harold Warner Streeter & Earle Bernard
Phelps, 1925, A study of the pollution and natural purification of the Ohio
river. (III. Factors concerned in the phenomena of oxidation and reaeration), Public Health Bulletin, 146, 5-66.
12. Lê Minh Thành, et al., 2012, Mô hình hóa quá
trình suy giảm oxy trong môi trường do dư lượng thức ăn nuôi cá gây ra, Tạp chí Hóa học, 50 (4B), 207-211.
13. Lê Minh Thành, et al., 2014, Mô hình hóa sự
biến đổi nồng độ oxy trong môi trường nước do ảnh hưởng bởi lớp bùn đáy, Tạp chí Hóa học, 52 (1), 24-29.
14. Babita Tyagi, et al., 1999, Mathematical
modelling of stream DO–BOD accounting for settleable BOD and periodically
varying BOD source, Environmental
Modelling & Software, 14,
461–471.
15. C. Visvanathan, et al., 1998, Multimedia
environmental audit in a rice cracker factory in Thailand: a model case study, Journal of Cleaner Production, 6 (2),
93-101.
16. Wei Xing, et al., 2014; Chapter 1 - Oxygen
Solubility, Diffusion Coefficient, and Solution Viscosity. In Rotating Electrode Methods and Oxygen
Reduction Electrocatalysts, Wei Xing, et al., Eds. Elsevier: Amsterdam, 1-31.
Minh Thành - Khoa H&MT - ĐHTL