1.
GIỚI THIỆU
Vật
liệu tinh thể quang tử (Photonic Crystals, PCs) là một loại vật liệu nhân tạo
có cấu trúc không gian tuần hoàn ở cấp độ nano hoặc vi mô, được thiết kế để
điều khiển sự lan truyền của sóng ánh sáng. Cấu trúc dạng này sẽ ảnh hưởng đến
chuyển động của electron. PCs có thể kiểm soát các đặc tính của ánh sáng như:
bước sóng, hướng truyền, độ phân cực, mật độ quang phổ. Trong PCs có dạng vật
liệu tinh thể quang tử kiểu opal (Opal Photonic Crystals, OPCs), và trong OPCs
có dạng vật liệu tinh thể quang tử cấu trúc đảo (Inveser Opal Photonic Crystals,
IOPCs), đây đều là những loại vật liệu mới ở Việt Nam [1].
Bệnh
võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân chính gây ra mù loà ở các nước phát
triển và dần trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Theo các nghiên cứu y
học, nồng độ của lipocalin (LCN) trong nước mắt người bình thường là khoảng 1-2
mg/mL, còn nồng độ của lipocalin của bệnh nhân mắc bệnh võng mạc đái tháo đường
là trên 2 mg/mL [2].
Một
vài nghiên cứu vật liệu PCs đã được công bố như phân bố chấm lượng tử lên PCs,
nhuộm huỳnh quang PCs, thay đổi kích thước hạt để thay đổi vùng cấm quang
PCs...[3]. Tuy nhiên, ở Việt Nam hầu như chưa có công bố nào về việc chế tạo
vật liệu PCs để định hướng phát hiện bệnh võng mạc đái tháo đường. Do vậy
nghiên cứu này sẽ chế tạo vật liệu PCs dạng IOPCs, và bước đầu thử nghiệm phát
hiện lipocalin trong mẫu nước mắt giả định.
2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Hóa chất, thiết bị, quy trình
thí nghiệm
Các loại hóa chất sử dụng bao gồm: sub-micron SiO2,
polyethyleneglycol diacrylate (PEGDA), 3-aminopropyl triethoxy silane 99% (APTES),
buffered oxide etchant (BOE),... Thiết bị bao gồm: máy ly tâm 800-1 Centrifugal
Machine, máy siêu âm Ultrasonic Steri-Cleaner, máy trộn xoáy Voatex Genie 2.
Hình 1: Sơ đồ
quy trình chế tạo PCs, IOPCs
Quy trình chế tạo tinh thể quang tử dạng PCs và IOPCs
được mô tả tóm tắt trên Hình 1. Vật liệu IOPCs được hình thành từ PCs bằng cách
dùng BOE để loại bỏ các hạt SiO2 trong tinh thể, chỉ để lại các lỗ
trống và cấu trúc của PEGDA (các hạt SiO2 trong PCs sẽ bị ăn mòn bởi
BOE trong quá trình chế tạo IOPCs).
Quy trình gắn lipocalin (LCN) được mô tả tóm tắt trên
Hình 2.
Hình 2: Sơ đồ
quy trình gắn lipocalin (LCN) lên vật liệu IOPCs
2.2.
Khảo sát các tính chất vật liệu
Vật liệu PCs, IOPCs sau chế tạo và sau khi gắn lipocalin
được đem chụp bằng kính hiển vi điện tử quét SEM Hitachi Regulus 8100, đo khả
năng phản xạ quang bằng thiết bị Raman LabRAM HR800 (tại Viện Vật lý, Viện HLKH&CN
VN), đo phổ hồng ngoại trên thiết bị đo hồng ngoại Fourier FTIR-SPEC2 (tại Viện
Hóa học, Viện HLKH&CN VN).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.
Kết quả hình thái bề mặt vật liệu
Hình 3a. Ảnh SEM của PCs SiO2
Hình 3b. Ảnh SEM của IOPCs
PEGDA
Ảnh SEM của các vật liệu PCs và IOPCs, được mô tả ở
Hình 3. Từ Hình 3a có thể thấy, các hạt
SiO2 trong PCs có kích thước khoảng 300 nm được sắp xếp theo cấu
trúc mạng tinh thể lập phương tâm mặt 2 chiều, dạng thu được là tinh thể quang
tử 2D.
Ở Hình 3b, ảnh SEM của IOPCs. Trong hình có một vài
khiếm khuyết kẽ hẹp. Các kẽ này là kết quả của một số tạp chất nằm ở vị trí kẽ,
hoặc do một vài SiO2 không nằm đúng vị trí ô mạng.
3.2.
Kết quả đo khả năng phản xạ quang của vật liệu
Vật liệu được đo khả năng phản xạ quang học bằng thiết
bị Raman, kết quả được thể hiện trên Hình 4.
Hình 4. Kết quả phản xạ quang của vật
liệu PCs và IOPCs bằng phương pháp Raman
Từ Hình 4 có thể thấy vật liệu PCs đã chế tạo có bước
sóng bức xạ cực đại thu được thực tế là 665 nm, lệch một chút so với giá trị lý
thuyết (bước sóng ánh sáng của PCs theo lý thuyết là 675 nm), điều này có thể
được giải thích vì hạt SiO2 trong quá trình chế tạo không đồng đều
về kích thước. Tuy nhiên, với bước sóng 665 nm thu được hoàn toàn phù hợp với
ánh sáng màu đỏ mà vật liệu phát ra khi chụp bằng điện thoại. Đối với vật liệu IOPCs
có bước sóng cực đại thu được (563 nm) nhỏ hơn bước sóng cực đại của vật liệu PCs,
do đó vật liệu IOPCs có ánh sáng màu lục, điều này phù hợp với kết quả hình
thái vật liệu là kích thước các lỗ trống trong IOPCs nhỏ hơn kích thước các hạt
SiO2.
Như vậy vật liệu cả hai loại vật liệu PCs và IOPCs đều
có tính quang học tuân theo hiện tượng phản xạ ánh sáng. Trong đó vật liệu PCs
có xu hướng dịch chuyển về bước sóng dài còn vật liệu IOPCs lại có xu hướng
dịch chuyển về bước sóng ngắn, điều này gây ra sự thay đổi về màu sắc quang tử
của vật liệu, ứng với PCs SiO2 có màu đỏ và IOPCs PEGDA có màu lục.
3.3.
Khảo sát khả năng phát hiện lipocalin
Vật liệu sau khi chế tạo, được gắn APTES lên bề mặt
IOPCs, tiếp tục gắn thêm các kháng thể mAb
và pAb (mouse anti-lipocalin
monoclonal IgG, rabbit anti-lipocalin
polyclonal IgG), cuối cùng gắn lipocalin.
Để kiểm tra kết quả của quá trình trên, vật liệu sau khi gắn đã được chụp phổ
IR, chụp huỳnh quang bằng kính hiển vi quang học, và đo phản xạ quang bằng
phương pháp Raman.
Kết quả chụp phổ IR của quá trình được thể hiện trên
Hình 5.
Hình 5. Kết quả chụp phổ IR của vật
liệu đã gắn lipocalin 0,003 µg/µL
Phổ IR cho thấy trong vật liệu đã
xuất hiện các peak ứng với các loại liên kết cần có trong hợp chất chế tạo, thể
hiện ở số sóng trong các vùng như: νas,C-H = 2972cm-1,
νs,C-H = 2901cm-1, νC=C =
1646cm-1, νs,C-O-C = 1033cm-1, νC=O
=1718cm-1, δCH2 = 1242-1395cm-1, δC-H
= 938cm-1, νas,N-H = 3672cm-1, νs,N-H
= 3611cm-1, δs,N-H = 851-938 cm-1, δO-H
= 1449cm-1. Vật liệu còn độ ẩm nên có cả số sóng của
liên kết O-H trong nước νO-H = 3749cm-1. Liên kết của
APTES và PEGDA được khẳng định bằng sự xuất hiện các peak ở số sóng νC-O
= 1250 cm-1 và νO-Si-O = 751 cm-1 do các APTES
đơn lẻ sẽ liên kết với nhau. Sự xuất hiện số sóng của các nhóm -NH và -C=O trong
phổ IR đã chứng minh rằng có tồn tại các liên kết amit đặc trưng cho các protein
bao gồm kháng thể (mAb, pAb) và lipocalin, tương ứng có cường độ truyền quang rõ rệt.
Kết quả chụp huỳnh quang cho thấy
nồng độ lipocalin tăng dần độ phát sáng tăng. Nồng độ lipocalin 0,03 µg/µL có diện tích sáng cao gấp ba lần so
với lipocalin 0,02 µg/µL và gấp bốn
lần so với lipocalin 0,01 µg/µL. Đối
với lipocalin 0,01 µg/µL có diện tích
sáng nhỏ hơn lipocalin 0,02 µg/µL
1,112 %. Như vậy, nồng độ lipocalin càng
lớn thì khả năng lipocalin bám vào
vật liệu cũng tăng lên, làm diện tích sáng tăng lên.
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã chế tạo được tinh thể quang tử PCs SiO2
và IOPCs PEGDA. Đã gắn thành công các kháng thể (mAb, pAb) và lipocalin lên vật liệu IOPCs bằng phương pháp ELISA
sandwich. Vật liệu chế tạo được kiểm tra tính chất bằng kính hiển vi điện tử
quét (SEM). Khả năng phát hiện lipocalin của vật liệu được chứng minh bằng chụp
phổ IR, đo huỳnh quang bằng kính hiển vi quang học, và đo phản xạ quang bằng
phương pháp Raman. Kết quả cho thấy vật liệu IOPCs có thể được dùng để phát
hiện được định tính (và định lượng bước đầu) chất lipocalin trong mẫu nước mắt
người bệnh võng mạc đái tháo đường.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
|
Phong
Pham Hong, et al.. (2024). Graphene
oxide-decorated hyrogel inverse opal photonic crystal improving colorimetric
and fluorescent responses for rapid detection of lipocalin-1. Photonics and
Nanostructures - Fundamentals and Applications. Vol.58, article id.101237.
|
[2]
|
Madania
Amorim, et al.. (2022). Putative
Biomarkers in Tears for Diabetic Retinopathy Diagnosis, Frontiers in
Medicine - Ophthalmology, vol.9, fmed.2022.873483.
|
[3]
|
Le Minh
Thanh (2022). Nghiên cứu chế tạo tinh
thể quang tử kiểu opal chứa chấm lượng tử định hướng chế tạo cảm biến.
Tuyển tập HNKHTN trường Đại học Thủy Lợi 2022. Trang 297-299.
|