HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG TẠI KHOA HÓA & MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Khoa Hóa & Môi trường của Trường Đại học Thủy Lợi với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có năng lực chuyên môn cao và xuất sắc trong nghiên cứu đã là một lựa chọn lý tưởng với những học viên cao học!


“Các nhóm nghiên cứu mạnh là một phần quyết định vị thế của trường đại học”

Đại học Thủy Lợi là trường đại học công lập đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu khoa học, phát triển & chuyển giao công nghệ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có lĩnh vực thủy lợi, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển bền vững ở nước ta. Trường đã thành lập bốn nhóm nghiên cứu mạnh, quy tụ các giảng viên, giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia nghiên cứu giàu kinh nghiệm của Trường Đại học Thủy Lợi. Các nhóm nghiên cứu mạnh sẽ là hạt nhân, môi trường tốt cho các hoạt động nghiên cứu có định hướng, mục tiêu dài hạn, trong đó sự chia sẻ tri thức và tinh thần sáng tạo sẽ được đề cao.

Khoa Hóa & Môi trường của Trường Đại học Thủy Lợi với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có năng lực chuyên môn cao và xuất sắc trong nghiên cứu đã là một lựa chọn lý tưởng với những học viên cao học. Đặc biệt Khoa có nhóm ROOM là một trong bốn nhóm nghiên cứu mạnh của trường hoạt động rất sôi nổi với các hội thảo, đề tài nghiên cứu phong phú hữu ích. Bên cạnh đó các giảng viên của khoa cũng có nhiều hoạt động ở nhiều đề tài, dự án, nhiệm vụ các cấp. Các học viên cao học các ngành Khoa học môi trường, Kỹ thuật môi trường được học tập trong môi trường tốt, cơ sở vật chất hiện đại, được tiếp cận trực tiếp với các thiết bị hiện đại và được thực hành làm thí nghiệm và có thể được tham gia vào các đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, các học viên cao học còn được tham gia vào các chuyến khảo sát thực địa, các nghiên cứu khoa học đầy bổ ích gần gũi với thực tiễn.

Bảng 1. Một số hội thảo khoa học của nhóm nghiên cứu mạnh

STT

Tên Hội thảo

Báo cáo

1

Ô nhiễm chất hữu cơ trong một số nguồn chất thải rắn và đề xuất giải pháp giảm thiểu

Tái tạo năng lượng từ phân hủy kỵ khí các loại chất thải giàu hữu cơ, hướng tới kinh tế tuần hoàn

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể phân loại, thu gom rác thải tại nguồn cho các đô thị Việt Nam, triển khai thí điểm cho huyện Đông Anh, Hà Nội

Nghiên cứu tối ưu quá trình ủ kỵ khí và sử dụng hiệu quả chất thải rắn tại một số khu vực của Hà Nội

2

Nghiên cứu ô nhiễm và vai trò của chất hữu cơ trong môi trường

Thách thức phát trển nông nghiệp xanh tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu chế tạo phân bón nhả chậm, ứng dụng trong nông nghiệp hữu cơ

Nghiên cứu xử lý thử nghiệm các chất hữu cơ thơm đa vòng giáp cạnh (PAH) trong nước bằng vật liệu tiên tiến

3

Nông nghiệp hữu cơ trong bảo vệ môi trường

Sức khỏe đất – nền tảng của nền nông nghiệp hữu cơ

Tiềm năng tái sử dụng một số nguồn thải trong cải tạo đất nông nghiệp

Thách thức trong chuyển đổi sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hữu cơ ở Việt Nam

4

Một số nghiên cứu về xử lý nước thải và kịch bản mô phỏng kiểm soát phú dưỡng trong hồ

Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải dệt nhuộm

Mô phỏng kịch bản kỹ thuật để kiểm soát hiện tượng phú dưỡng trong hồ nông

Đánh giá khả năng xử lý nước thải chăn nuôi của than sinh học làm từ rơm rạ

5

Tồn lưu các chất hữu cơ độc hại và ứng dụng các chế phẩm sinh học nhằm cải tạo, phục hồi, nâng cao độ phì trong đất nông nghiệp

Vai trò của chất hữu cơ trong phục hồi độ phì đất thoái hóa

Ứng dụng chế phẩm sinh học từ vi sinh vật để xử lý đất ô nhiễm các hợp chất hữu cơ khó phân hủy

Đánh giá khả năng cố định đạm của Azotobacter nhân sinh khối trong môi trường vỏ cà phê đã qua xử lý


Bảng 2. Một số đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa Hóa & Môi trường

TT

Tên đề tài

1

Nghiên cứu ảnh hưởng do tồn lưu, biến đổi hóa học của một số chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy trong trầm tích sông Cầu Bây đến chất lượng nước tưới, đất nông nghiệp của xã Kiêu Kỵ và đề xuất giải pháp.

2

Nghiên cứu xử lý kháng sinh trong nước bằng hệ oxy hóa nâng cao xúc tác bằng kim loại hóa trị 0

3

Nghiên cứu các tương tác cộng hưởng của hiện tượng sóng nhiệt, kim loại nặng và vật dữ lên sự sinh trưởng và phát triển của moina macrocopa

4

Giám sát qui mô và các dịch vụ rừng ngập mặn (moments): yếu tố kiểm soát điểm tới hạn?

5

Nghiên cứu định lượng chức năng tích lũy và trao đổi carbon trong rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Việt Nam.

6

Nghiên cứu tính chất lý, hóa của đất ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy nhằm đánh giá khả năng tích lũy carbon trong đất

7

Nghiên cứu ảnh hưởng của tưới nông lộ phơi đến động thái của lưu huỳnh và kẽm dễ tiêu trong đất lúa vùng đất phù sa sông Hồng.

8

Điều tra, lập báo cáo giám sát môi trường công trình: Hạng mục bổ sung đoạn đê, kè biển kéo dài từ xã Hải Ninh đến Hải Lĩnh thuộc dự án đê kè bảo vệ bờ biển xã Hải Châu - Hải Ninh huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

9

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) trồng tại Nghệ An

10

Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác Xuân Sơn – Hà Nội đến môi trường và đề xuất giải pháp.

11

Nghiên cứu xây dựng đập dưới đất để trữ nước ngầm nhằm phát triển bền vững tài nguyên nước ở các khu vực thường xuyên bị hạn, các vùng ven biển và hải đảo.

12

Xử lý bùn thải bằng phân hủy kỵ khí, thu hồi năng lượng – nghiên cứu điển hình tại Hà Nội

13

Xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước vùng đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

14

Low-cost adsorbent material modified from red mud for removal of lead from aqueous solution

15

Ứng dụng của phương pháp thể tích hữu hạn cho mô hình thấm không bão hòa trong môi trường đất do vòi tưới nhỏ giọt.

16

Nghiên cứu đánh giá trạng thái dinh dưỡng vùng lõi vịnh Xuân Đài, Phú Yên bằng mô hình chỉ số ASSETS

17

Những vấn đề môi trường của khu dân cư nhà Bè tại Vịnh Hạ Long và những giải pháp di dân tái định cư hướng tới sự phát triển bền vững

18

Tổng hợp hydroxit lớp kép Mg-Al-Cl nhằm ứng dụng hấp phụ NO2- hòa tan trong nước

Một số công việc và hướng nghiên cứu của các chuyên gia trong Khoa Hóa và Môi trường bao gồm:

- Thiết kế, vận hành các công trình bảo vệ môi trường nước, đất, không khí;

- Lắp đặt các hệ thống thu gom nước mưa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Các công nghệ xử lý bùn thải, thu hồi năng lượng;

- Ứng dụng công nghệ thông tin, IoT trong các công trình bảo vệ môi trường;

- Lập báo cáo xả thải cho các công trình xử lý nước;

- Thực nghiệm các công nghệ trong xử lý môi trường;

- Nghiên cứu/đánh giá tác động chính tới môi trường của hoạt động phát triển;

- Ứng dụng công nghê GIS, viễn thám trong quản lý, bảo vệ môi trường;

- Quản lý chất lượng nước sông/hồ, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, phân

vùng xả thải;

- Định lượng nguồn thải thông qua kiểm kê phát thải, kiểm toán nguồn thải;

- Giải quyết vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường cho khu vực cụ thể;

- Phân loại chất thải rắn tại nguồn, vạch tuyến thu gom vận chuyển chất thải rắn,

tính toán thời gian vận chuyển.

- Mô hình hóa môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ;