Giới thiệu các hướng nghiên cứu khoa học năm 2018 của Khoa Môi trường

Cho đến năm 2018, khoa Môi trường đã và đang đảm nhiệm ba hướng nghiên cứu chính: Hướng nghiên cứu về khoa học và quản lý môi trường; Hướng nghiên cứu về kỹ thuật môi trường; Hướng nghiên cứu về hóa lý thuyết & hóa lý, hóa môi trường
I. Các hướng nghiên cứu về khoa học và quản lý môi trường
1. Quản lý bảo vệ chất lượng nước bằng công cụ mô hình
Mô phỏng, dự báo sự thay đổi các thông số chất lượng nước theo thời gian. Xây dựng, cải tiến các mô hình toán học để tăng cường khả năng mô phỏng
Khảo sát, giám sát sự biến đổi các thông số chất lượng nước ngầm, nước mặt… theo thời gian thực bằng các trạm quan trắc online.
Nghiên cứu áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào trong lĩnh vực hóa học, kỹ thuật & quản lý môi trường.
Sơ đồ mô tả tóm tắt công cụ mô hình trong quản lý chất lượng nước
2. Đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động đến môi trường
Nghiên cứu xây dựng các chỉ số đánh giá môi trường chiến lược
Nghiên cứu xây dựng các chỉ số đánh giá tác động đến môi trường của các dự án đầu tư nói chung
Chủ trì và tham gia các dự án đánh giá tác động đến môi trường của các dự án phát triển
Đánh giá chất lượng nước và khả năng tiếp nhận nước thải
3. Nghiên cứu khai thác, sử dụng và bảo vệ các vùng đất ngập nước
Đánh giá hiện trạng và giá trị môi trường của các vùng đất ngập nước
Nghiên cứu dự báo các áp lực của phát triển kinh tế xã hội lên môi trường ở các vùng đất ngập nước
Nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước
4. Nghiên cứu chu trình dinh dưỡng môi trường vùng cửa sông ven biển
Nghiên cứu chu trình dinh dưỡng (C và N) của hệ sinh thái rừng ngập mặn và mối liên hệ với môi trường đất và nước vùng cửa sông ven biển
Đánh giá khả năng lưu trữ c của hệ sinh thái rừng ngập mặn và nghiên cứu sự phát thải khí CO2 từ môi trường đất và nước ven biển vào khí quyển
Đánh giá chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn và vai trò của hệ sinh thái này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các cộng đồng dân cư
5. Biến đổi khí hậu
Tác động đến KTH; Tác động đến tài nguyên MT nước; Tác động đến hệ sinh thái; Giáo dục vê BĐKH; Các giải pháp thích ứng
Đánh giá tác động của BĐKH tại các khu vực dễ bị tổn thương và đề xuất giải pháp ứng phó
Áp dụng GIS và AHP trong đánh giá tác động của BĐKH
Sinh kế với BĐKH
Đánh giá giá trị hệ sinh thái dưới tác động của BĐKH
Giá trị dịch vụ hệ sinh thái
Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu & nước biển dâng
6. Xâm nhập mặn và vận chuyển bùn cát
Nghiên cứu diễn biến ranh giới xâm nhập mặn của các sông, hệ thống sông
Nghiên cứu vận chuyển bùn cát và bồi xói vùng cửa sông ven biển
Nghiên cứu xâm nhập mặn vào hệ thống nước mặt và nước ngầm khu vực ven biển và hải đảo
7. Nghiên cứu các phương pháp tưới phù hợp nhằm quản lý dinh dưỡng đất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường
Các giải pháp tưới tiết kiệm nước kết hợp với chế độ dinh dưỡng, phân bón phù hợp môi trường canh tác một số loại cây trồng nông nghiệp của Việt Nam
Quan trắc môi trường đất và nước và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất và nước
8. Quản lý tổng hợp lũ và thiên tai lũ trong điều kiện biến đổi khí hậu
II. Các hướng nghiên cứu về kỹ thuật môi trường
1. Ứng dụng giá thể saralock (nhật bản) trong xử lý nước thải sinh hoạt
2. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng giá thể xỉ than kết hợp trồng cây
3. Nghiên cứu xử lý nước thải lò mổ từ vật liệu supersol kết hợp xỉ than
4. Nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng
Lĩnh vực nghiên cứu: Ô nhiễm kim loại nặng trong đất, nước, trầm tích và thực vật
Địa điểm đã nghiên cứu: Sông Tô Lịch, Sông Kim Ngưu, Sông Nhuệ…
Nội dung nghiên cứu: Hàm lượng kim loại nặng (KLN): tổng số, dễ tiêu. Dạng tồn tại kim loại nặng: trao đổi, hòa tan, liên kết với cacbonnat, liên kết với oxi, liên kết với chất hữu cơ, .. Mối quan hệ nồng độ KLN và các tính chất hóa lý. Cơ chế tích lũy và rửa KLN (leaching). Ô nhiễm kim loại nặng trong đất, nước, trầm tích trên hệ thống sông Tô Lịch - Kim Ngưu, Hà Nội. Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong đất do sử dụng nưới tưới bị ô nhiễm từ sông Nhuệ - Hà nội
5. Nghiên cứu nước thải sinh hoạt hộ gia đình và bể tự hoại tại đô thị Việt nam
Sử dụng nước sạch tại hộ gia đình: tiêu thụ trung bình ngày, biến thiên lượng tiêu thụ theo giờ, biến thiên lượng nước tiêu thụ cho các mục đích khác nhau (tắm, giặt, nấu ăn, xả nhà vệ sinh, v.v) theo giờ
Nước thải tại hộ gia đình: biến thiên thải nước theo giờ, biến thiên nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải hộ gia đình theo giờ
Đóng góp của tải lượng ô nhiễm nước thải tại hộ gia đình vào sông Tô Lịch
Bể tự hoại: cấu trúc và đặc điểm của bể tự hoại, nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra, nồng độ chất ô nhiễm trong phân bùn bể phốt
6. Tiêu thụ và thải nước tại hộ gia đình
7. Tải lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt vào sông Tô Lịch
Tải lượng BOD5, TP và SS khá cao vào ban ngày (12-4 pm) → đầu ra bể tự hoại
Tải lượng TP cao nhất vào buổi tối → có thể từ chất tẩy rửa và bể tự hoại
8. Ảnh hưởng của thời gian hoạt động của bể tự hoại đến chất lượng phân bùn
Nồng độ chất ô nhiễm trong phân bùn bể phốt từ bể tự hoại của xí xổm cao hơn hẳn của xí bệt (p<0.05, α=0.05)
Xí xổm: thời gian hoạt động của bể càng dài tải lượng ô nhiễm từ phân bùn bế phốt càng lớn
Xí bệt: mối quan hệ giữa thời gian hoạt động của bể và tải lượng ô nhiễm không rõ ràng
9. Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu xử lý môi trường từ các nguồn nguyên liệu khác nhau
Vật liệu hấp phụ
10. Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý môi trường từ các nguồn nguyên liệu khác nhau
Vật liệu xúc tác
11. Nghiên cứu xử lý môi trường áp dụng các công nghệ khác nhau
Nghiên cứu xử lý chất màu hòa tan trong nước bằng các loại vật liệu hấp phụ và xúc tác tổng hợp
12. Nghiên cứu xử lý môi trường áp dụng các công nghệ khác nhau
Nghiên cứu xử lý kim loại nặng trong đất nông nghiệp bằng thực vật
Nghiên cứu xử lý nước bằng chất keo tụ triết từ thực vật
III. Các hướng nghiên cứu về hóa lý thuyết & hóa lý, hóa môi trường
1. Nghiên cứu, chế tạo các thiết bị điện hóa
Nghiên cứu chế tạo các thiết bị nghiên cứu, quan trắc môi trường: máy đo chất lượng nước liên tục, tự động trong quan trắc kim loại nặng…
Nghiên cứu chế tạo các loại thiết bị đo đạc trong hóa học có ghép nối máy tính như: galvano-potentiostat, phân tích cực phổ…
Tư vấn, thực hiện các hợp tác trên lĩnh vực nghiên cứu điện hóa, phân tích điện hóa…
2. Nghiên cứu, đánh giá các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy, các chất gây rối loạn nội tiết trong môi trường
Nghiên cứu tồn lưu của các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy (POPs) trong đất, trầm tích
Nghiên cứu xử lý nâng cao các chất gây rối loạn nội tiết (EDCs) trong nước bằng phương pháp hóa học
Đánh giá rủi ro của POPs, EDCs trong môi trường đất, trầm tích
Xem chi tiết bài viết tại đây: /Portals/0/Tai-lieu-MT/2018-Huong-NCKH-KHOA-MT.pdf