Giáo trình:
[1]
Đinh, Thị Ngọ: Hoá học dầu mỏ và khí: Giáo trình dùng để
giảng dạy cho đại học và cao học trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường
khác //Đinh Thị Ngọ, Nguyễn Khánh Diệu Hồng -
Hà Nội:: Khoa học và Kỹ
thuật,,2017.[ISBN 9786046709664] (#000021325)
Tài liệu tham khảo:
[1] Phan, Minh Tân: Tổng hợp Hóa
hữu cơ và hóa dầu:.Tập 1 //Phan Minh Tân - Hà Nội:: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,,2014.
(#000019468).
[2]
Phan, Minh Tân: Tổng hợp Hóa hữu cơ và hóa dầu:.Tập 2 //Phan Minh Tân - Hà Nội:: Trường Đại học Bách khoa thành phố
Hồ Chí Minh,,1994. (#000019469)
CHƯƠNG 1: HÓA HỌC DẦU THÔ
Câu 1.
Dầu thô là gì? Dầu thô và dầu mỏ khác nhau
gì? Cho ví dụ cụ thể về dầu mỏ và dầu thô trong thực tế.
Câu 2.
Có mấy giả thuyết về nguồn gốc dầu mỏ? Đó là
những loại nào? Dầu mỏ ở Việt Nam thuộc nguồn gốc nào?
Câu 3.
Thành phần của dầu mỏ gồm những gì? Tỉ lệ
thành phần của mỗi loại khoảng bao nhiêu %?
Câu 4.
Phân loại dầu mỏ theo phương pháp của Nga, Mỹ,
Pháp sẽ có mấy loại dầu mỏ? Tên gọi mỗi loại dầu mỏ đó.
Câu 5.
Phân loại theo tỉ trọng sẽ có mấy loại dầu mỏ?
Tên gọi mỗi loại dầu mỏ đó
Câu 6.
Có mấy loại khí khai thác từ tự nhiên? Kể
tên các loại khí đó và nêu thành phần chủ yếu của mỗi loại?
Câu 7.
Phân đoạn dầu mỏ là như thế nào? Có bao
nhiêu phân đoạn dầu mỏ? Tên gọi của mỗi phân đoạn. Nhiệt độ sôi của mỗi phân đoạn
là bao nhiêu?
Câu 8.
Nêu các thành phần và ứng dụng của các phân
đoạn dầu mỏ đã học.
Câu 9.
Các đặc trưng hóa lý của từng phân đoạn dầu mỏ là những
tính chất hóa lý nào? Mô tả đặc điểm của mỗi tính chất đó. Đặc trưng hóa lý nào của
phân đoạn dầu mỏ có thể giúp chúng ta biết được các loại sản phẩm thu được và
khối lượng của chúng?
Câu 10.
Đánh giá chất lượng dầu mỏ dựa trên các
thông số tính chất nào? Mô tả đặc điểm của mỗi thông số đó.
Câu 11. Sự hóa
hơi của phân đoạn dầu mỏ gồm nhiều hydrocarbon có thể được thực hiện ở thông số
nào? Cho ví dụ minh họa.
Câu 12. Hàm nhiệt
là gì? Nêu các đơn vị đo của hàm nhiệt? Giá trị hàm nhiệt của n-hexan ở 100°C và 1 at
là bao nhiêu?
Câu 13. Nhiệt
dung là gì? Nêu các đơn vị đo của nhiệt dung? Ứng dụng của đại lượng nhiệt dung
trong dầu mỏ là gì?
Câu 14.
Phân biệt khái niệm nhiên liệu và nguyên liệu?
Cho ví dụ về nhiên liệu và nguyên liệu trong dầu mỏ.
Câu 15. Sự có mặt
của nước trong nhiên liệu phản lực gây nguy hiểm gì cho máy bay? Cho ví dụ minh
họa một trường hợp đã xảy ra.
Câu 16.
Trị số octan, trị số xetan là gì? Mỗi trị số
đó ứng dụng trong trường hợp nào của nhiên liệu? Cho ví dụ minh họa.
Câu 17.
Nêu khái niệm LNG và LPG? Nêu thành phần chủ
yếu trong LNG và LPG? Nêu các ưu điểm khi sử dụng LNG và LPG so với các nguồn
nhiên liệu khác?
Câu 18.
Hidrocacbon nào có mặt nhiều nhất trong xăng
và khoảng bao nhiêu%? Hidrocacbon nào có mặt ít nhất trong xăng và khoảng bao
nhiêu%? Hidrocacbon thơm nào dễ tạo cốc nhất và tại sao?
Câu 19.
Xét theo tiêu chuẩn nhiệt cháy thì hợp chất
hidrocacbon nào tốt nhất khi sử dụng làm nhiên liệu phản lực? Xét theo tiêu chuẩn
độ linh động thì hợp chất hidrocacbon nào tốt nhất khi sử dụng làm nhiên liệu
phản lực? Giải thích/chứng minh tại sao hidrocacbon đó phù hợp.
Câu 20.
Nêu khái niệm cặn cacbon (conradson) trong dầu
mỏ? Người ta sử dụng đại lượng nào để đánh giá khả năng tạo cặn cacbon? Độ cốc hóa conradson là đại
lượng đặc trưng cho khả năng tạo cốc của phân đoạn nào?
Câu 21.
Thông số chiều cao ngọn lửa không khói là
gì? Chiều cao ngọn lửa không khói càng cao thì dầu mỏ đó sẽ như thế nào?
Câu 22.
Chiều cao ngọn
lửa không khói càng cao chứng tỏ nhiên liệu cháy như thế nào? Nếu chiều cao ngọn
lửa không khói càng thấp chứng tỏ điều gì? Hydrocarbon nào cho chiều cao ngọn
lửa không khói cao nhất? Hydrocarbon nào cho ngọn lửa không khói nhỏ hơn 20 mm?
Khi sử dụng kerosen làm dầu hỏa dân dụng, để đảm bảo ngọn lửa sáng đẹp, rõ, đều
thì chiều cao ngọn lửa không khói phải có giá trị bao nhiêu?
Câu 23.
Gasoil nhẹ
còn gọi là phân đoạn nào? Gasoil nhẹ chứa các hydrocarbon có số cacbon bằng bao
nhiêu? Thành phần hydrocarbon chủ yếu trong phân đoạn gasoil nhẹ là gì? Phân
đoạn gasoil của dầu mỏ chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ nào?
Câu 24.
Nhiên liệu diesel
sau khi phun vào xilanh không tự cháy ngay, mà phải có một thời gian để oxi hóa
sâu các hydrocarbon trong nhiên liệu, khoảng thời gian đó gọi là gì? Hydrocarbon
nào cho thời gian cháy trễ ngắn nhất? Hãy nêu thứ tự tăng dần thời gian cảm ứng
của các hydrocarbon trong nhiên liệu diesel? So sánh quy luật về ảnh hưởng của
thành phần hydrocarbon đến tính chất cháy của động cơ xăng và động cơ diesel.
Câu 25.
Trị số xetan là gì? Trị số xetan đặc trưng
cho loại nhiên liệu nào? Cấu tử nào được dùng làm cấu tử chuẩn có CN = 0,
cấu tử nào được dùng làm cấu tử chuẩn có CN = 100? Trong các loại hydrocarbon có
mặt trong dầu mỏ, loại hydrocarbon nào sau có trị số xetan thấp nhất? Nếu động
cơ sử dụng nhiên liệu diesel có trị số xetan cao quá sẽ không cần thiết vì sao?
Câu 26.
Trị số xetan có ý nghĩa như thế nào? Để tăng
trị số xetan ta có thể thêm vào nhiên liệu diesel các phụ gia như:
iso-propylnitrat, n-butyl nitrat, ... Các phụ gia này thúc đẩy quá trình nào? Động
cơ sử dụng nhiên liệu diesel sẽ có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều hơn so với
động cơ sử dụng nhiên liệu xăng là vì sao? Để có nhiên liệu DO cho mùa đông cần
phải tách bớt thành phần nào trong nhiên liệu diesel?
Câu 27. Trị số octan
là gì? Trị số octan đặc trưng cho loại nhiên liệu nào? Cấu tử nào được dùng làm
cấu tử chuẩn có ON = 100, cấu tử nào được dùng làm cấu tử chuẩn có ON = 0?
Phương pháp để xác định trị số octan của nhiên liệu trong phòng thí nghiệm là
gì?
Câu 28. Trị số octan
có ý nghĩa như thế nào? Trị số octan theo RON thường thấp hơn hay cao hơn khi so
với trị số octan theo MON? Một loại xăng được sử dụng phố biến hiện nay là xăng
A92, RON 95, hoặc MOGAS-97, vậy con số 92, 95, 97 là trị số octan theo RON hay
MON, kí hiệu A viết tắt của tên gì, kí hiệu MOGAS viết tắt của tên gì?
Câu 29.
Loại dầu mỏ nào là tốt nhất cho việc sản xuất diesel chất lượng tốt? Loại
dầu mỏ nào tốt cho sản xuất xăng có trị số octan cao?
Câu 30. Phân đoạn
gasoil nặng còn được gọi là phân
đoạn nào? Thành phần hóa học của phân đoạn dầu nhờn chủ yếu là hydrocarbon nào?
Thông thường, người ta tách phân đoạn dầu nhờn bằng phương pháp chưng cất nào? Mục
đích của việc tiến hành chưng cất chân không cặn dầu mỏ để tách phân đoạn dầu
nhờn là gì?
Câu 31.
Quá trình chưng cất khí quyển (Atmospheric Distillation, AD), quá trình
cặn chưng cất khí quyển (Atmospheric Residue, AR) được tiến hành ở điều kiện
nhiệt độ và áp suất nào? Sản phẩm trắng thu được từ tháp chưng cất dầu thô ở áp
suất thường là gì?
Câu 32.
Để tăng số lượng các loại nhiên liệu xăng, kerosen, diesel thì người ta
có thể tiến hành phân hủy gasoil nặng bằng phương pháp nào? Sản phẩm thu được
sau khi chưng cất dầu thô ở áp suất thường là gì? Cặn gudron là phần còn lại
sau khi đã phân tách các phân đoạn của dầu mỏ, có nhiệt độ sôi khoảng bao nhiêu
và các hydrocarbon có số nguyên tử C khoảng bao nhiêu?
Câu 33.
Ba nhóm chính của phân đoạn cặn dầu mỏ là gì? Nhiệt độ sôi của các nhóm
đó là bao nhiêu? Ứng dụng nào quan trọng nhất trong các ứng dụng của phân đoạn
cặn gudron và giải thích tại sao nó là quan trọng nhất?
Câu 34.
Trong bộ chưng cất tiêu chuẩn Engler để xác định
thành phần phân đoạn, khi có giọt chất lỏng ngưng tụ đầu tiên rơi xuống bình
hứng từ cuối ống ngưng tụ thì nhiệt độ đọc được trên nhiệt kế lúc đó được gọi
là nhiệt độ gì? Sau đó, nhiệt độ đọc trên nhiệt kế tương ứng khi thu được 95%
chất lỏng ngưng tụ trong ống thu được gọi là nhiệt độ sôi gì? Đường cong biểu
diễn mối quan hệ giữa phần cất thu được và nhiệt độ sôi sẽ được gọi là? Đường
cong chưng cất cho biết tính chất gì của dầu thô?
Câu 35. Nhiệt độ
sôi nào có ý nghĩa quyết định khả năng khởi động của động cơ? Nhiệt độ sôi nào
có ỷ nghĩa quyết định khả năng tăng tốc của động cơ?
Câu 36. Áp suất
hơi bão hòa là gì? Bộ dụng cụ tiêu chuẩn dùng để xác định áp suất hơi bão hòa có
tên gọi là gì, minh họa hình ảnh của bộ dụng cụ đó? Sự sôi của một hydrocarbon
(hay của một phân đoạn dầu mỏ) chỉ xảy ra khi nào? Áp suất hơi bão hòa của hydrocarbon
lỏng thay đổi theo nhiệt độ như thế nào?
Câu 37. Tỉ trọng
là gì? Đối với các loại sản phẩm dầu lỏng, để xác định tỉ trọng đều lấy chất
gì/thông số gì để làm chuẩn? Một loại nhiên liệu diesel có tỉ trọng
= 0,88 thì độ °API sẽ
là bao nhiêu? Tỉ trọng của sản phẩm dầu mỏ thay đổi rất nhiều khi yếu tố nào
thay đổi?
Câu 38.
Độ nhớt Engler là gì? Độ nhớt động học là gì? Khi nhiệt độ tăng thì độ
nhớt thay đổi như thế nào? Trong công nghiệp dầu mỏ thường dùng loại độ nhớt
nào? Chiều dài và độ phân nhánh của mạch hydrocarbon tăng lên thì độ nhớt sẽ
thay đổi như thế nào?
Câu 39. Hiện tượng
cháy kích nổ trong động cơ xăng là gì? Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng
cháy kích nổ trong động cơ xăng là do trong nhiên liệu xăng có chứa nhiều thành
phần nào? Khi nhiên liệu trong động cơ bị cháy kích nổ có thể gây nên những
hiện tượng nào?
Câu 40. Thông thường
để nâng cao chất lượng của xăng người ta có thể dùng phương pháp nào? Giải pháp
hữu hiệu để có trị số octan cao khi không sử dụng chì là gì? Hàm lượng olefin trong
xăng máy bay khoảng bao nhiêu để tránh sự trùng hớp tạo nhựa, làm cho xăng bị
biến màu và không bảo quản được lâu? Xăng máy bay thường là loại xăng nào?
Câu 41. Điểm
anilin là gì? Nhóm hydrocarbon nào có điểm anilin thấp nhất? Phương pháp điểm
anilin thường được sử dụng để xác định thành phần hydrocarbon nào? Hàm lượng hydrocarbon
thơm càng lớn thì điểm anilin càng cao hay càng thấp? Trong cùng một loại hydrocarbon
thì điểm anilin tăng hay giảm theo trọng lượng phân tử?
Câu 42. Nhiệt độ chớp
cháy là gì? Nhiệt độ bắt lửa (bắt cháy, bốc cháy) là gì? Nhiệt độ
tự bốc cháy là gì? Phương pháp cốc hở để đo nhiệt độ chớp cháy thường được áp
dụng đối với phân đoạn nào? Tại sao cần phải thử nghiệm và xác định điểm chớp
cháy? Khi xác định nhiệt độ chớp cháy của một phân đoạn nào đó người ta thấy
nhiệt độ chớp cháy thấp khác thường, khi đó có thể nghĩ rằng trong phân đoạn đã
có lẫn hợp chất gì?
Câu 43. So sánh 3
loại nhiệt độ: nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ bắt lửa, và nhiệt độ tự bốc cháy? So
sánh nhiệt độ tự bốc cháy với nhiệt độ chớp cháy của nhiên liệu? Tham số quan
trọng để xem xét khả năng nén hydrocarbon trong bình chứa là gì?
Câu 44.
Điểm đông đặc là gì? Điểm kết tinh là gì? Dầu
mỏ có nhiệt độ đông đặc cao là dầu nhiều hidrocacbon loại nào?
Câu 45. Nhiệt
lượng tỏa ra khi đốt cháy một lượng thể tích (hoặc trọng lượng) nhiên liệu, với
điều kiện là nhiệt độ của nhiên liệu trước khi đốt và sản phẩm cháy là 20°C gọi là nhiệt gì? Cho ba ví dụ
minh họa nhiệt cháy thường gặp? Nhiệt cháy của hydrocarbon nào lớn nhất và vì
sao?
Câu 46.
Dựa vào tỉ trọng có thể sơ bộ đánh giá dầu mỏ như thế nào? Dầu càng nặng
thì chứa càng nhiều chất gì? Dầu càng nhẹ thì càng thuận lợi để sản xuất sản
phẩm gì, hiệu suất và chất lượng sản phẩm
ra sao? Dầu càng nặng thì càng thuận lợi để sản xuất sản phẩm gì?
Câu 47.
Hàm lượng các kim loại nặng như V, Ni trong dầu thô được xác định bằng
phương pháp nào? Ngoài kim loại nặng, tổng hàm lượng kim loại nói chung trong
dầu còn được đánh giá qua đại lượng nào? Dầu càng có nhiều kim loại thì độ tro
càng cao hay thấp?
Câu 48.
Nếu tiềm lượng phân đoạn đến 200°C cao sẽ cho phép đánh giá điều gì? Nếu
tiềm lượng phân đoạn đến 350°C ở mức trên 35% sẽ cho phép đánh giá điều gì? Nếu
tiềm lượng phân đoạn 350°C-500°C cao sẽ cho phép đánh giá điều gì?
Câu 49.
Trong các loại hợp chất chính của thành phần
dầu mỏ, loại hợp chất nào dễ bị phân hủy nhiệt nhất? Tại sao? Viết ví dụ minh họa
phương trình phản ứng phân hủy nhiệt của loại hợp chất đó trong quá trình chế
biến dầu mỏ.
Câu 50.
So sánh độ bền nhiệt của các nhóm hợp chất
sau (theo thứ tự giảm dần): hợp chất parafinic, hợp chất naphtenic, hợp chất
aromatic, hợp chất chứa lưu huỳnh hoặc oxi hoặc nitơ. Giải thích vì sao có sự
thay đổi độ bền nhiệt như vậy?
Câu 51.
Trong quá trình chưng cất dầu thô chứa nhiều
lưu huỳnh thì không nên đốt nóng quá khoảng nhiệt độ bao nhiêu độ? Trong
quá trình chưng cất dầu thô chứa rất ít lưu huỳnh thì không nên đốt nóng
quá khoảng nhiệt độ bao nhiêu độ? Giải thích sơ lược nguyên nhân có sự thay đổi
nhiệt độ như vậy?
Câu 52.
Vì sao cần phải tránh sự phân hủy khi tiến
hành chưng cất dầu thô? Viết ví dụ minh họa phản ứng phân hủy nhiệt của một loại
hợp chất trong quá trình chế biến dầu mỏ.
Câu 53.
Với một hỗn hợp dầu thô mà có nhiệt độ sôi Ts
(ở áp suất khí quyển) lớn hơn nhiệt độ phân hủy nhiệt Tph thì người
ta phải dùng quá trình chưng cất nào để tránh sự phân hủy nhiệt?
Câu 54.
Vai trò của chân không trong quá trình chưng
cất chân không đối với dầu thô là gì? Vai trò của hơi nước trong quá trình
chưng cất hơi nước đối với dầu thô là gì? Việc kết hợp dùng chân không và hơi
nước trong quá trình chưng cất cặn dầu mỏ sẽ cho phép đảm bảo hiệu quả tách như
thế nào?
Câu 55.
Hãy nêu khái niệm nhiệt độ sôi? Chất dễ sôi
nhất là chất có đặc điểm như thế nào? Phương pháp đơn giản nhất và lâu đời nhất
dùng để xác định nhiệt độ sôi của một phân đoạn dầu mỏ là phương pháp nào?
Câu 56.
Để xác định thành phần phân đoạn của dầu mỏ thường tiến hành chưng cất
trong bộ chưng cất tiêu chuẩn với các điều kiện quy định chặt chẽ. Sau đó dựng
đồ thị quan hệ nhiệt độ sôi - phần trăm thể tích hoặc trọng lượng của sản phẩm
chưng cất so với dầu thô, đồ thị này gọi là gì? Đường cong TBP cho phép đánh
giá điều gì? Biểu diễn minh họa một đường cong TBP của một phân đoạn dầu mỏ mà
em biết và giải thích các thông tin có mặt trong đường cong đó?
Câu 57.
Đường cong TBP là gì? Ý nghĩa của đường cong
TBP trong quá trình chưng cất dầu mỏ? Biểu diễn minh họa một đường cong TBP của
một phân đoạn dầu mỏ mà em biết và giải thích các thông tin có mặt trong đường
cong đó?
Câu 58.
Chuyên
gia về hóa dầu J. Brande đă đưa ra các công thức thực nghiệm để xác định hàm
lượng CP, CN, CA trong dầu thô dựa vào độ hấp thụ của chúng
trong phổ nào?
CHƯƠNG 2: CÁC QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN DẦU
Câu 59.
Có bao nhiêu phương pháp chế biến dầu mỏ? Kể
tên các phương pháp đó. Trong mỗi phương pháp đó lại được chia thành các phương
pháp nhỏ hơn nào, liệt kê chi tiết tên các phương pháp nhỏ hơn đó?
Câu 60.
So sánh khái niệm và mục đích (hoặc ứng dụng)
của các phương pháp chế biến dầu mỏ theo
bảng sau đây:
Phương
pháp
|
Khái
niệm
|
Mục
đích/Ứng dụng
|
Cracking
|
|
|
Reforming
|
|
|
Isome
hóa
|
|
|
Polime
hóa
|
|
|
Alkyl
hóa
|
|
|
Thơm
hóa
|
|
|
Hydro
hóa
|
|
|
Dehydro
hóa
|
|
|
Câu 61.
So sánh cơ sở hóa học (phản ứng hóa học, cơ
chế phản ứng) và xúc tác của các phương pháp chế biến dầu mỏ theo bảng sau đây:
Phương
pháp
|
Cơ
chế phản ứng/PUHH
|
Xúc
tác
|
Cracking
|
|
|
Reforming
|
|
|
Isome
hóa
|
|
|
Polime
hóa
|
|
|
Alkyl
hóa
|
|
|
Thơm
hóa
|
|
|
Hydro
hóa
|
|
|
Dehydro
hóa
|
|
|
Câu 62.
So sánh nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu
ra chính của các phương pháp chế biến dầu mỏ
theo bảng sau đây:
Phương
pháp
|
Nguyên
liệu đầu vào
|
Sản
phẩm đầu ra
|
Cracking
|
|
|
Reforming
|
|
|
Isome
hóa
|
|
|
Polime
hóa
|
|
|
Alkyl
hóa
|
|
|
Thơm
hóa
|
|
|
Hydro
hóa
|
|
|
Dehydro
hóa
|
|
|
Câu 63.
So sánh điều kiện (T,P) và các yếu tố ảnh hưởng
của các phương pháp chế biến dầu mỏ theo
bảng sau đây:
Phương
pháp
|
Điều
kiện về nhiệt độ, áp suất
|
Các
yếu tố ảnh hưởng
|
Cracking
|
|
|
Reforming
|
|
|
Isome
hóa
|
|
|
Polime
hóa
|
|
|
Alkyl
hóa
|
|
|
Thơm
hóa
|
|
|
Hydro
hóa
|
|
|
Dehydro
hóa
|
|
|
Câu 64.
Có bao nhiêu phương pháp cracking? Phân biệt
các phương pháp cracking đó? Mỗi phương pháp cracking đó thường được dùng cho
các mục đích (ứng dụng) nào? Cho ví dụ minh họa.
Câu 65.
Hãy nêu khái niệm về zeolite? Nêu công thức
chung của zeolite? Có mấy cách phân loại zeolite và tên cụ thể của các cách đó?
Câu 66.
Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa cấu
trúc sơ cấp, cấu trúc thứ cấp, sodalit (đơn vị cấu trúc cơ bản) của zeolite?
Câu 67.
Hãy nêu cơ chế xúc tác của zeolite? Hãy minh
họa chi tiết cơ chế một phản ứng chế biến dầu mỏ trong đó có dùng xúc
tác zeolite?
Câu 68.
Tính chất chọn lọc hình dáng của zeolite là
gì? Tính chất này thể hiện chi tiết ở những việc chọn lọc gì?
Câu 69.
Kể tên các phương pháp chế biến dầu mỏ trong
các quá trình lọc - hóa dầu có sử dụng xúc tác zeolite? Biểu diễn chi tiết cơ
chế một quá trình chế biến dầu mỏ cụ thể trong đó nhờ có xúc tác zeolite mà cho
hiệu quả tốt hơn.
Câu 70.
Hãy nêu các ứng dụng của zeolite trong quá
trình chế biến dầu mỏ (lọc dầu và hóa dầu)? Trong các ứng dụng kể trên, ứng dụng
nào em thường gặp nhất trong cuộc sống? Vì sao?
Câu 71.
Phân biệt các khái niệm: tái sinh xúc tác,
ngộ độc xúc tác, giảm hoạt tính xúc tác? Cho ví dụ minh họa cụ thể cho mỗi trường
hợp trên xảy ra trong quá trình chế biến dầu mỏ.
Câu 72.
Xúc tác lưỡng chức trong chế biến dầu mỏ là
như thế nào? Xúc tác lưỡng chức được dùng trong các quá trình chế biến dầu mỏ nào?
Cho ví dụ 3 loại xúc tác lưỡng chức đã học.
Câu 73.
Hãy kể tên 5 loại zeolite tiêu biểu? Trong mỗi
loại zeolite đó hãy nêu: công thức tổng quát, kích thước các mao quản (hoặc các
hốc mạng tinh thể), đặc điểm cơ bản của loại zeolite đó, loại zeolite đó thường
dùng xúc tác cho quá trình chế biến dầu mỏ nào?
Câu 74.
Ngoài cách phân loại các quá trình chế biến
dầu mỏ theo loại phản ứng hóa học (Cracking, Reforming, Isome hóa, Polime hóa,
Alkyl hóa, Thơm hóa, Hydro hóa, Dehydro hóa) thì người ta còn phân loại các quá
trình chế biến dầu mỏ theo cách nào? Theo cách phân loại mới khác đó, thì 8 quá
trình chế biến dầu mỏ trên được xếp vào các nhóm nào?
CHƯƠNG 3: CÁC QUÁ TRÌNH LÀM SẠCH VÀ PHA TRỘN SẢN PHẨM DẦU MỎ
Câu 75.
Mục đích của quá trình làm sạch sản phẩm dầu
mỏ là gì? Kể tên các phương pháp làm sạch dầu mỏ phổ biến? Trong các PP làm sạch
dầu mỏ kể trên, PP nào phổ biến nhất và tại sao? Trong mỗi phương pháp, kể tên
các hóa chất thường được sử dụng để làm sạch dầu mỏ?
Câu 76.
Nêu lần lượt các tác hại của hợp chất chứa
S, N, O và hydrocarbon thơm khi chúng có mặt trong các sản phẩm dầu mỏ? Với mỗi
tác hại đó, người ta dùng cách nào (hoặc hóa chất gì) để làm giảm thiểu tác hại
đó?
Câu 77.
Hãy nêu mục đích của quá trình pha trộn tạo sản
phẩm dầu mỏ? Kể tên các quá trình pha trộn tạo sản phẩm dầu mỏ phổ biến và giải
thích tại sao các quá trình đó là phổ biến? Kể tên tất cả các nguyên liệu và phụ
gia cần dùng trong quá trình pha trộn tạo xăng và quá trình pha trộn tạo dầu nhờn?
Câu 78.
Hãy nêu ý nghĩa và bản chất của quá trình
pha trộn tạo sản phẩm dầu mỏ? Kể tên tất cả các nguyên liệu và phụ gia cần dùng
trong quá trình pha trộn tạo nhiên liệu phản lực & diesel? Hãy nêu điều kiện
nhiệt độ và áp suất cần có trong quá trình pha trộn tạo nhiên liệu phản lực
& diesel?
Câu 79.
Hãy nêu các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất
lượng của dầu nhờn? Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu nào là quan trọng nhất và
tại sao? Hãy đưa ra ví dụ minh họa (ảnh minh họa) các thông số chất lượng dầu
nhờn được công bố trên nhãn hiện của một lon dầu nhờn ô tô hoặc xe máy mà đang
phổ biến trên thị trường hiện nay?
Câu 80.
Dầu nhờn gốc là gì? Dầu gốc có thể thu được
từ các phân đoạn chưng cất nào, hoặc từ các quá trình chế biến dầu mỏ nào? Hãy
nêu các công đoạn cần thực hiện để sản xuất dầu nhờn?
Câu 81.
Hãy trình bày chi tiết các phương pháp nâng
cao chất lượng xăng? Một
loại xăng được sử dụng phố biến hiện nay là xăng A92, RON 95, hoặc MOGAS-97, vậy
con số 92, 95, 97 là trị số octan theo RON hay MON, kí hiệu A viết tắt của tên
gì, kí hiệu MOGAS viết tắt của tên gì?
Câu 82.
Distillate dầu nhờn là gì? Hãy thuyết minh
quá trình làm sạch distillate dầu nhờn bằng kiềm dưới áp suất cao theo sơ đồ
công nghệ sau đây:
Câu 83.
Phương pháp Merock trong làm sạch các sản phẩm
dầu mỏ dựa theo phản ứng nào? Hãy thuyết minh quá trình làm sạch distillate
nhiên liệu bằng dung dịch kiềm với chất tăng cường theo sơ đồ công nghệ dùng
xúc tác Merock sau đây:
Câu 84.
Dung môi lựa chọn trong làm sạch các sản phẩm
dầu mỏ là dung môi như thế nào? Hãy thuyết minh quá trình làm sạch nguyên liệu
dầu mỏ bằng dung môi lựa chọn theo sơ đồ công nghệ sau đây:
Câu 85.
Sáp trong các sản phẩm dầu mỏ là các chất dạng
nào? Hãy thuyết minh quá trình loại sáp (tách sáp, dewax) có sử dụng dung môi lựa
chọn theo sơ đồ công nghệ sau đây:
Câu 86.
Asphaltenes trong các sản phẩm dầu mỏ là các
chất dạng nào? Có mấy loại sơ đồ tách asphaltenes trong công nghiệp? Hãy thuyết
minh quá trình tách asphaltenes một bậc trong nguyên liệu cặn (gudron, phần cô) theo sơ đồ
công nghệ sau đây:
Câu 87.
Sơ đồ công nghệ là gì? Chế độ công nghệ là
gì? Cho hai ví dụ cụ thể chi tiết để minh họa về sơ đồ công nghệ và chế độ công
nghệ trong ngành công nghệ hóa dầu?
Câu 88.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai
phương pháp (hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học) trong quá trình làm sạch sản phẩm
dầu mỏ? Cho các ví dụ cụ thể để minh họa sự khác nhau giữa các quá trình hấp phụ
vật lý và hấp phụ hóa học đó.
Câu 89.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa xúc
tác dùng trong làm sạch các sản phẩm dầu mỏ (chương 3) và xúc tác dùng trong
các quá trình chế biến dầu mỏ (chương 2)? Cho các ví dụ cụ thể để minh họa sự
giống nhau và khác nhau đó.
CHƯƠNG 4: CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ SẢN PHẨM DẦU MỎ
Câu 90.
Kể tên và vẽ công thức cấu tạo của 5 hợp chất
của lưu huỳnh, 5 hợp chất của nitơ, 5 hợp chất của oxi, 5 hợp chất hydrocarbon
thơm mà phổ biến trong sản phẩm dầu mỏ. Nêu lần lượt các tác hại của hợp chất
chứa S, N, O và hydrocarbon thơm khi chúng có mặt trong các sản phẩm dầu mỏ.
Câu 91.
Tại sao phải xử lí hidrocacbon thơm trong sản
phẩm dầu. Nêu các phương pháp xử lí hydrocarbon thơm. Điều kiện để thực hiện khử
hydrocarbon thơm với hiệu suất tối ưu là?
Câu 92.
Nêu mục đích chung của quá trình xử lý sản
phẩm dầu mỏ? Kể tên các quá trình xử lý sản phẩm dầu mỏ thường gặp nhất và mục
đích riêng của mỗi quá trình xử lý.
Câu 93.
Nêu bản chất phản ứng hóa học và các xúc tác
thường dùng cho mỗi quá trình xử lý sản phẩm dầu mỏ (HDS, HDN, HDO, HDM, HDA).
Câu 94.
Viết 5 phản ứng hóa học đã dùng trong mỗi quá
trình xử lý sản phẩm dầu mỏ (HDS, HDN, HDO, HDM, HDA) thường gặp.
Câu 95.
Nêu tổng quan tình hình ô nhiễm khí thải (do
hoạt động động cơ và do hoạt động công nghiệp) hiện nay ở nước ta? Liệt kê các
nguyên nhân gây ra ô nhiễm khí thải?
Câu 96. Nêu các phương pháp và các xúc tác thường dùng để xử lý khí thải phổ biến hiện nay. Cho các ví dụ cụ thể chứng minh phương pháp đó hiện đang được áp dụng ở Việt Nam.
Câu 97. Mục đích của quá trình xử lý ô nhiễm khí thải trong sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ là gì? Nêu các tác dụng của xúc tác trong quá trình xử lý hoá học để giảm lượng khí thải?
Câu 98. Tại sao động cơ điezel tạo ra nhiều khí NOx hơn so với động cơ xăng? Nêu quy trình hệ thống xử lý khí thải SCR trong công nghệ xử lý khí thải động cơ diesel?
Câu 99. Trình bày tình hình ô nhiễm do hoạt động công nghiệp của nước ta hiện nay? Kể tên một số chất gây ô nhiễm xuất phát từ xăng dầu và đưa ra phương pháp xử lý chúng?
Câu 100. Trong quá trình sản xuất dầu mỏ và tồn chứa sản phẩm dầu mỏ thường làm ô nhiễm môi trường tự nhiên bằng những cách nào? Các biện pháp để xử lý khi sản phẩm dầu mỏ (dầu mỏ dạng khí/hơi, dầu mỏ dạng lỏng, dạng cặn dầu) đã ra môi trường và gây ô nhiễm môi trường.
Câu 101. Nêu tác hại do các sản phẩm dầu mỏ (dầu mỏ dạng khí/hơi, dầu mỏ dạng lỏng, dạng cặn dầu) khi chúng phân tán ra môi trường? Liệt kê các biện pháp để hạn chế sự phát tán sản phẩm dầu mỏ (dầu mỏ dạng khí/hơi, dầu mỏ dạng lỏng, dạng cặn dầu) ra môi trường.
Câu 102. Nêu các biện pháp để hạn chế và xử lý sự phát tán (dạng khí/hơi dầu mỏ, dạng lỏng dầu mỏ, dạng cặn dầu) ra môi trường? Nêu các phương pháp khử ô nhiễm khi xăng dầu tràn vãi trong đất?
Câu 103. Bản chất của cặn dầu là gì? Vì sao phải xử lí cặn dầu? Nêu các phương pháp xử lý cặn dầu?
Câu 104. Cặn dầu mỏ có nhiều tác hại đến môi trường, nhưng tại sao cặn dầu mỏ vẫn được tái sử dụng lại? Nêu phương pháp xử lí hỗn hợp thu được sau tẩy rửa cặn dầu (sinh ra trong quá trình tồn chứa, bảo quản, vận chuyển sản phẩm dầu) nhằm chống ô nhiễm?
Câu 105. Nêu nguồn gốc, thành phần và tác hại của cặn dầu (sinh ra trong quá trình tồn chứa, bảo quản, vận chuyển sản phẩm dầu). Thất thoát nhiên liệu gây ra những tổn thất gì? Nêu biện pháp giảm bớt những tổn thất đó?
Câu 106. Nguyên nhân hao hụt xăng dầu và các cách khắc phục? Tại sao các biện pháp chống bay hơi xăng dầu chỉ là những biện pháp hạn chế chứ không phải là phương pháp triệt để?
Câu 107. Cách xử lý mạch nước ngầm khi bị nhiễm xăng dầu? Ở VN có trường hợp nào như vậy chưa, nếu có nêu cụ thể trường hợp đó.
Câu 108. Trình bày công nghệ khử lưu huỳnh sâu trong các hydrocarbon dầu mỏ. Nêu ví dụ cụ thể?
Câu 109.
Giải thích tại sao nguồn khí thải SO2
chủ yếu từ ngành năng lượng hoặc đốt lò, khí thải NOx và CO từ ngành
vận tải, khí thải VOC từ ngành công nghiệp?
Câu 110.
Quá trình hydrotreating là gì? Hãy nêu ứng dụng
của quá trình hydrotreating đã được áp dụng với sản phẩm của 6 phân đoạn dầu mỏ
đã học.
Câu 111.
Hiệu ứng nhà kính là gì? Quá trình khai thác
dầu mỏ, sản xuất dầu mỏ, chế biến dầu mỏ và xử lý sản phẩm dầu mỏ có gây ra hiệu
ứng nhà kính không? Nếu có, hãy trình bày biện pháp để giảm thiểu các hiệu ứng
đó?
Câu 112. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai quá trình xử lý chất ô nhiễm dạng khí/hơi và quá trình xử lý ô nhiễm dạng lỏng và rắn? Nêu xúc tác thường dùng trong quá trình xử lí khí thải?
Câu 113. So sánh sự giống nhau và khác nhau của quá trình xử lý khí thải động cơ và quá trình xử lý khí thải công nghiệp hiện nay?
Câu 114. So sánh sự giống và khác nhau trong xử lý NOx bằng phương pháp khử và phương pháp xử lý đồng thời 3 thành phần ô nhiễm CO, NOx, hydrocarbon. Kể tên một số NOx thường xuất hiện từ khí thải động cơ và tác hại của chúng.
Câu 115. So sánh giữa cơ chế phản ứng khử NOx và cơ chế phản ứng oxy hóa CO. Cho các ví dụ cụ thể về hai cơ chế phản ứng đó?
Câu 116. Nêu cơ chế của phản ứng xử lý NOx và cho biết sản phẩm cuối cùng của quá trình khử NOx là gì? Tại sao trong quá trình cháy thì hàm lượng NOx tăng khi T tăng?
Câu 117. Nêu các phương pháp chính để loại bỏ benzen khỏi xăng động cơ? Vì sao hàm lượng CO sau đốt cháy phụ thuộc tỷ lệ không khí/ nhiên liệu?
Câu 118. Sinh khối được sử dụng trong xử lý hydrocarbon bằng sinh học là gì? So sánh phương pháp này so với các biện pháp xử lý hydrocarbon khác.
Câu 119. Đa phần khí thải có hệ thống làm “giảm” lượng khí chứ không phải là “hết hoàn toàn”, nêu nguyên do và cách khắc phục?
CHƯƠNG 5: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU MỎ VIỆT NAM
Câu 120.
Kể tên tất cả các mỏ dầu ở Việt Nam, với mỗi
mỏ dầu hãy nêu cụ thể vị trí địa lý và trữ lượng dự tính của nó. Minh họa bằng
bản đồ phân bố trên lãnh thổ (nếu có) .
Câu 121.
Kể tên tất cả các mỏ khí (khí đồng hành, khí
thiên nhiên) ở Việt Nam, với mỗi mỏ khí hãy nêu cụ thể vị trí địa lý của nó và
trữ lượng dự tính của nó. Minh họa bằng bản đồ phân bố trên lãnh thổ (nếu có) .
Câu 122.
Hãy trình bày các đặc điểm của dầu thô Việt
Nam? Các đặc điểm đó thay đổi theo từng mỏ dầu như thế nào?
Câu 123.
Hãy trình bày trữ lượng dầu mỏ Việt Nam theo
số liệu (triệu tấn, triệu thùng, tỷ thùng) theo các năm? Hiện nay trữ lượng đó
đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?
Câu 124.
Hãy trình bày khả năng sản xuất dầu thô (sản
lượng khai thác dầu thô) của Việt Nam theo số liệu (thùng/ngày) theo các năm?
Hiện nay khả năng sản xuất dầu thô đó đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?
Câu 125.
Hãy trình bày công nghệ lọc - hóa dầu ở Việt
Nam (bao gồm khả năng sản xuất nhiên liệu, công nghiệp tổng hợp hóa dầu đi từ dầu
mỏ, định hướng công nghệ chế biến dầu thô)
Câu 126.
Trình bày các thông tin liên quan đến dự án Liên
hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn thuộc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn NSRP (miền Bắc)
theo 11 mục sau đây: địa điểm và diện tích sử dụng, năm bắt đầu xây dựng và năm
bắt đầu đi vào sản xuất, công suất sản xuất, nguồn nguyên liệu, cơ cấu sản phẩm,
tổng mức đầu tư và thông tin nhà đầu tư, giới thiệu các phân xưởng trong nhà
máy, quy trình công nghệ hoạt động nhà máy, thuyết minh các bản vẽ thiết kế,
thuyết minh các sơ đồ công nghệ đang sử dụng trong nhà máy, các vấn đề còn tồn
đọng của dự án. Ghi chú: ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo và đưa ra hình ảnh
minh họa cho các mục trên.
Câu 127.
Trình bày các thông tin liên quan đến dự án Nhà
máy lọc dầu Dung Quất thuộc Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn BSR (miền Trung) theo
11 mục sau đây: địa điểm và diện tích sử dụng, năm bắt đầu xây dựng và năm bắt
đầu đi vào sản xuất, công suất sản xuất, nguồn nguyên liệu, cơ cấu sản phẩm, tổng
mức đầu tư và thông tin nhà đầu tư, giới thiệu các phân xưởng trong nhà máy,
quy trình công nghệ hoạt động nhà máy, thuyết minh các bản vẽ thiết kế, thuyết
minh các sơ đồ công nghệ đang sử dụng trong nhà máy, các vấn đề còn tồn đọng của
dự án. Ghi chú: ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo và đưa ra hình ảnh minh họa cho
các mục trên.
Câu 128.
Trình bày các thông tin liên quan đến dự án Tổ
hợp Hóa dầu miền Nam, Long Sơn Petrochemicals LSP (miền Nam) theo 11 mục sau
đây: địa điểm và diện tích sử dụng, năm bắt đầu xây dựng và năm bắt đầu đi vào
sản xuất, công suất sản xuất, nguồn nguyên liệu, cơ cấu sản phẩm, tổng mức đầu
tư và thông tin nhà đầu tư, giới thiệu các phân xưởng trong nhà máy, quy trình
công nghệ hoạt động nhà máy, thuyết minh các bản vẽ thiết kế, thuyết minh các
sơ đồ công nghệ đang sử dụng trong nhà máy, các vấn đề còn tồn đọng của dự án.
Ghi chú: ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo và đưa ra hình ảnh minh họa cho các mục
trên.
Câu 129.
Nêu tên và công suất sản xuất của các nhà
máy lọc hóa dầu đang hoạt động sản xuất ở nước ta hiện nay? Tổng các công suất
sản xuất (theo thiết kế) của các nhà máy đó đáp ứng bao nhiêu % nhu cầu sử dụng
dầu mỏ trong nước Việt Nam? Sản phẩm của các nhà máy đó dùng để xuất khẩu hay
phục vụ thị trường trong nước?
Câu 130.
Nêu tên của các dự án nhà máy lọc hóa dầu đã
được cấp phép xây dựng ở nước ta, nhưng hiện nay đã bị rút giấy phép, hoặc thu
hồi dự án, hoặc đang chậm tiến độ, hoặc ngừng lại? Nêu các nguyên nhân dẫn đến
việc các dự án bị thay đổi như vậy? Hãy đề xuất các phương án giải quyết để
tránh lặp lại việc tương tự trong tương lai?
Câu 131.
Nêu tên tất cả các công nghệ sản xuất dầu mỏ/dầu
khí đang được áp dụng ở các nhà máy lọc hóa dầu ở nước ta hiện nay? Thuyết minh
chi tiết tối thiểu hai công nghệ trong các nhà máy đó cùng với sơ đồ công nghệ
tương ứng.
Câu 132.
Tại sao nước ta có nhiều nhà máy lọc hóa dầu
đã và đang sản xuất được các sản phẩm dầu mỏ/dầu khí và có nhiều sản phẩm dầu mỏ/dầu
khí xuất khẩu nhưng chúng ta vẫn phải nhập khẩu xăng dầu/dầu khí phục vụ giao
thông, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày với số lượng lớn? Nêu giải pháp cần thực
hiện để giải quyết bài toán giảm bớt việc nhập khẩu xăng dầu để có thể tập
trung sử dụng các sản phẩm dầu mỏ trong nước?
Câu 133.
Nêu tên các sản phẩm dầu mỏ đang được sản xuất
ở nước ta hiện nay? Với mỗi sản phẩm dầu mỏ nội địa đó, hãy cho biết sản phẩm
đó hiện này đang được dùng để xuất khẩu hay phục vụ thị trường trong nước?
Câu 134.
Hãy nêu chi tiết các thuận lợi và khó khăn của
ngành dầu khí và của các nhà máy lọc hóa dầu ở Việt Nam? Đề xuất các biện pháp
để giải quyết các vấn đề khó khăn đó.
Câu 135.
Phân biệt khái niệm lọc dầu và khái niệm hóa
dầu? Cho ví dụ minh họa.
Minh Thành - Khoa Hóa và Môi trường