Những bước đi thành công của cựu sinh viên Nguyễn Việt Anh, Khoa Môi trường

Nguyễn Việt Anh hiện đang là trưởng phòng đào taọ chi nhánh Miền Bắc tại một công ty giáo dục ở Hà Nội. Việt Anh rất tự hào khi là sinh viên Khoa Môi trường - Trường Đại học Thủy lợi, nơi đây đã trang bị cho anh kiến thức chuyên sâu về môi trường, bừng tỉnh ý thức và trách nhiệm của anh đối với môi trường và từ đó nuôi dưỡng sự đam mê trên con đường bảo vệ màu xanh cho trái đất.
 
Rất may mắn cho nhóm sinh viên trong Ban truyền thông (BTT) chúng tôi đã gặp và có buổi nói chuyện chia sẻ trực tiếp với cựu sinh viên Nguyễn Việt Anh lớp 55MT1 - ngành Kỹ thuật Môi trường.
 
Nhóm tác nghiệp BTT và Nguyễn Việt Anh

Nguyễn Việt Anh, hiện đang là trưởng phòng đào taọ chi nhánh Miền Bắc tại một công ty giáo dục ở Hà Nội. Ngay từ khi còn là sinh viên trên ghế nhà trường anh đã gặt hái được rất nhiều thành quả và đến nay sau một năm tốt nghiệp, anh đã có những thành tích rất đáng ngưỡng mộ. Với anh mỗi dự án đã tham gia đều để lại những kỷ niệm và cảm xúc riêng, là những kinh nghiệm quý báu, là những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống, là những người bạn ở khắp năm châu và là một tuổi trẻ không tiếc nuối cho xã hội, cộng động và cho mình. Anh cảm thấy rất tự hào khi là sinh viên Khoa Môi trường - Trường Đại học Thủy lợi, nơi đây đã trang bị cho anh kiến thức chuyên sâu về môi trường, bừng tỉnh ý thức và trách nhiệm của anh đối với môi trường và từ đó nuôi dưỡng sự đam mê trên con đường bảo vệ màu xanh cho trái đất.

 
 
Nguyễn Việt Anh  tại các diễn đàn quốc tế về rác thải nhựa
Năm 2016, là sinh viên năm thứ 2, anh may mắn có được cơ hội trở thành thành viên dự án “Sawadee”, dự án tình nguyện dạy tiếng Anh cho trẻ em tại một vùng quê nghèo tại Thái. Anh chia sẻ rất đời thường nơi anh đến là một quả đồi biệt lập, tất cả mọi người không hiểu tiếng Anh và ngôn ngữ hình thể là con đường duy nhất để mô tả, giải thích cho các bạn nhỏ và dân làng hiểu mọi thứ anh cần từ muốn ăn gì cho những việc phức tạp như là mượn kim chỉ khâu quần áo. Một kỷ niệm vui đó là trong một lần đi cắt tóc, do người dân không hiểu ngôn ngữ tiếng Anh nên kết quả là anh có một quả đầu tròn không tóc khiến người nhà cũng không nhận ra anh.
 
 
Nguyễn Việt Anh cùng các bạn nhỏ Thái Lan
Năm 2017, là sinh viên năm thứ 3, anh là đại biểu Việt Nam tại Hội nghị mô phỏng cấp cao, ASEAN tại Manila, The Philippines do quỹ Asean tổ chức và đạt giải nhà ngoại giao xuất sắc tại hội nghị này. Anh cũng là một trong hai đại diện của Việt Nam tham gia cuộc thi nhà báo công dân trẻ Asean tại Singapore do quỹ Asean tổ chức.
Năm 2018, anh là đại biểu Việt Nam tại Hội thảo sáng kiến lãnh đạo trẻ với chủ đề “Hành trình mảnh vụn biển tại Jakarta, Indonesia, do Đại sứ quán Mtổ chức. Đồng thời anh tham gia dự án "Kỹ năng sống hạnh phúc cho trẻ em mồ côi" và giáo viên dạy về rác thải nhựa cho trẻ em mồ côi trong 2 tháng tại Nepal do Aiesec tổ chức. Dự án tại Nepal, một đất nước nghèo, chưa phát triển, vùng đất không có biển, không khí rất ô nhiễm do bụi. Phương tiện đi lại là xe buýt không kính dưới thời tiết khắc nghiệt, không trung tâm thương mại, không điều hoà, không nước sạch và nhiều thứ tại đây đều không có. Nơi này anh dạy cho trẻ mồ côi về môi trường, về rác thải nhựa. Anh đã có những kỷ niệm rất vui cùng bọn trẻ, khí đó thời tiết rất lạnh, anh chia sẻ cùng học sinh của mình “ ngày đầu tiên thầy tắm, thầy rú rất to, ngày thứ 2 thì nhỏ hơn và hết tuần thầy không rú nữa” . Thời tiết rất khó khăn cho việc sinh hoạt, nhưng anh vẫn tâm huyết với các bạn nhỏ truyền dạy cho chúng những kiến thức bổ ích về cuộc sống về môi trường về những điều gần gũi hàng ngày trong cuộc sống. Một điều anh vô cùng tâm đăc đó là 200 học sinh tại ngôi trường anh công tác sau 1 tháng được học về bảo vệ màu xanh trái đất đã dừng việc xả rác, sử dụng túi nilong hay thậm chí vận động dân làng dừng sử dụng các sản phẩm từ nhựa.
 
Nguyễn Việt Anh cùng các bạn nhỏ Nepal
Năm 2019 anh là đại diện của Việt Nam tại Chương trình Empowering Youths Across Asean do quỹ Asean và Maybank kết hợp tổ chức tại Thailand, Indonesia, Malaysia and Cambodia. Anh cũng là đại biểu Việt Nam tại Hội thảo khu vực của chương trình tại Thái Lan và là một trong chín thành viên thành lập, triển khai dự án ‘Trident ’- dự án về làm sạch nước trong 2 tuần tại Indonesia với số tiền tài trợ 20.000 usd từ Maybank và dưới sự bảo trợ của Asean Foundation. Dự án đã giúp 100 hộ dân nghèo tương đương 400 người có nước sạch để sinh hoạt và hơn 700 người dân được giáo dục về rác thải nhựa và các cách tái chế rác thải nhựa trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày tại Indonesia-một trong bốn nước có lượng rác thải đổ ra biển lớn nhất thế giới.
Để có được những thành quả đáng nể, anh chia sẻ về kinh nghiệm học tiếng anh mà anh tâm đắc: không phải bắt buộc học mà phải biết tạo cảm hứng để học. Khi có cảm hứng chúng ta sẽ tiếp thu nhanh hơn và nhớ lâu hơn, không nên học nhồi nhét mà phải học bền bỉ, kiên trì, ngày nào cũng học, dù ít, dù nhiều ngày nào cũng phải học để tăng khả năng của mình. Phải đặt mục tiêu của mình vào mục tiêu phấn đấu cho việc học tiếng anh. Chúng ta có thể học qua âm nhạc, báo trí, qua phim ảnh mà bạn thích. Hãy tự tạo cảm hứng và biến mình thành nguồn cảm hứng của chính mình.
Chia sẻ về vấn đề cân bằng giữa hoạt động tình nguyện và học tập, theo anh thì không phải lúc nào cũng cân đo đong đếm giữa việc học và việc tham gia các hoạt động, mà hãy suy nghĩ để không bỏ phí thời gian tuổi trẻ vốn dĩ rất quý giá và ý nghĩa, phải cố gắng sống từng ngày tuổi trẻ thật ý nghĩa. Phải cố gắng đạt được mục tiêu, phải dồn thời gian công sức cho những việc quan trọng tại từng thời điểm. Với sinh viên không chỉ có việc học mà cần tạo dựng mối quan hệ, đi làm thêm để tăng khả năng tự lập cho bản thân..
Theo anh, lối sống tối giản cũng là một lối sống đáng để thử, để đơn giản hóa bản thân và cũng để bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn phải tiếp thu nhiều kiến thức thông qua việc đọc sách hàng ngày, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, các cuốn sách hữu ích như: Đắc nhân tâm; Lối sống tối giản của người Nhật; Không bao giờ là thất bại tất cả chỉ là bài học….Anh mong muốn sinh viên nên trau dồi và trải nghiệm thật nhiều để có thể thực sự tự tin vào bản thân, hãy làm những gì bạn cho là đúng và theo đuổi nó đến cùng và có thể theo đuổi một cách ‘cực đoan’ để đi xa nhất với mọi ý tưởng nghe qua tưởng là điên dồ, nhưng hãy cứ điên dồ trong sự kiểm soát khi chúng ta còn trẻ.
 
Nguyễn Việt Anh tham gia Empowering Youths Across ASEAN 2019 do quỹ ASEAN tổ chức
Theo kinh nghiệm của anh, các tổ chức nước ngoài rất cần sự năng nổ, nhiệt tình, nhiệt huyết, đam mê công việc. Sau đó là thái độ trong công việc, tiếp đến là học thuật, kinh nghiệm trong công việc, các cuộc thi về tiếng anh, các nghiên cứu khoa học,… kỹ năng hoạt động thông qua các hoạt động ở Việt Nam như hoạt động trong các câu lạc bộ, các chương trình ngoài trường, trong trường. Anh cho biết thêm về các thông tin để có thể tham gia các trương trình, dự án tình nguyện cho những ai muốn trải nghiệm các cơ hội trao đổi tại nước ngoài tại Aseanfoundation , Yseali, Youth opportunities,…Theo kinh nghiệm của anh, các tổ chức nước ngoài rất đánh giá cao sự năng nổ, nhiệt tình, nhiệt huyết, đam mê, quyết tâm cống hiến cho công việc và thái độ trong công việc. Tiếp đến là học thuật, kinh nghiệmtrong công việc, giải thưởng các cuộc thi về ngôn ngữ, các nghiên cứu khoa học,…Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn cùng chúng tôi, anh đưa ra những nhận định, lời khuyên dành cho các bạn sinh viên:
“Nên hết lòng với bản thân và mực tiêu của mình, có nghĩa là làm hết sức lực để khi không đạt được mục tiêu thì có thể cảm thấy không hối tiếc bất kỳ giấy phút và khoẳnh khắc nào trong quá khứ vì đã cố gắng hết sức’’
        “Giấc mơ chỉ thành hiện thực khi bạn bắt tay vào làm’’
        “Hãy sống và cố gẳng để ngày hôm nay của bạn tốt hơn ngày hôm qua” –
Anh là một tấm gương cho các bạn trẻ học tập để có thể tìm thấy và phát huy tiềm năng cho bản thân. Hãy đi theo đam mê bạn sẽ thành công, hãy cố gắng hết sức mình cho mục tiêu của bạn
(Ban truyền thông Khoa Môi Trường)