Yêu cầu đối với luận văn thạc sĩ
a) Luận văn
là một báo cáo khoa học, tổng hợp các hết quả nghiên cứu chính của học viên,
đáp ứng các yêu cầu sau: Có đóng góp về lý luận, học thuật hoặc phát triển công
nghệ, đổi mới sáng tạo; thể hiện năng lực nghiên cứu của học viên; phù hợp với
các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam; tuân
thủ quy định của Nhà trường về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành
của phát luật về sở hữu trí tuệ; nội dung luận văn phải thể hiện được các
kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp
giải quyết vấn đề đã đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã
biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong
quá trình học tập để xử lý đề tài.
b) Luận văn trình bày khoa học, rõ ràng, mạch lạc, khúc
chiết, không tẩy xóa và theo quy định hiện hành của Nhà trường về trình bày
luận văn, có khối lượng tối thiểu 60 trang nhưng không quá 100 trang A4 (không kể phụ lục), trong đó có ít nhất 50%
số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng học viên.
c) Nếu luận văn là công trình khoa học hoặc một phần công
trình khoa học của một tập thể trong đó học viên đóng góp phần chính thì phải
xuất trình với nhà trường các văn bản của các thành viên trong tập thể đó đồng
ý cho phép học viên sử dụng công trình này trong luận văn để đưa ra đánh giá và
bảo vệ luận văn.
d) Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của
người khác, của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Nếu sử dụng
tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài
liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận văn không được
duyệt để bảo vệ luận văn.
7. Thay đổi thực hiện luận văn
thạc sĩ
Trường hợp có yêu cầu, học viên và người hướng
dẫn luận văn
được quyền đề nghị thay đổi thực hiện luận văn theo quy định như sau:
a) Điều chỉnh tên đề tài, người hướng dẫn luận văn: Điều chỉnh tên đề tài luận văn là trường hợp học viên và người hướng dẫn
đề nghị điều chỉnh các từ trong tên đề tài luận văn nhưng nội dung và phương
pháp nghiên cứu không thay đổi so với đề cương luận văn đã được duyệt. Học viên phải có đơn (theo mẫu tại
Phụ lục 3.1) được
sự chấp thuận của người hướng dẫn luận văn, Khoa, bộ môn quản lý và nộp cho Phòng Đào tạo muộn
nhất 02 tháng trước thời hạn nộp luận
văn.
b) Thay đổi tên đề tài: Học viên
phải có đơn (theo mẫu tại Phụ lục 3.2) được sự chấp thuận của người hướng dẫn luận văn, Khoa, bộ môn
quản lý nộp
cho Phòng Đào tạo và thực hiện lại toàn bộ các thủ tục liên quan đến
việc xây dựng đề cương luận văn, đánh giá đề cương luận văn, giao đề tài luận văn và thực hiện luận văn. Học viên chỉ được phép thay đổi đề
tài tối đa không quá 02 lần trong toàn bộ khóa đào tạo.
8. Gia hạn thời gian thực hiện luận văn
Việc gia hạn thực hiện luận văn chỉ được xem xét cho học viên còn thời gian đào tạo tối đa, tham gia đầy đủ báo cáo
định kỳ tình hình thực hiện luận văn cho Khoa, bộ môn, có đơn (theo mẫu tại
Phụ luc 3.3) được
sự chấp thuận của người hướng dẫn, Khoa, bộ môn và nộp cho Phòng Đào tạo ít nhất là
15 ngày trước thời hạn nộp luận văn. Mỗi đề tài luận văn tốt nghiệp chỉ được gia hạn 1
lần, thời gian gia hạn hoàn thành luận văn tối đa là 06 tháng và phải đóng kinh phí phát sinh do việc gia hạn luận văn thạc
sĩ theo quy định của Nhà trường. Nếu hết thời
gian gia hạn mà học viên chưa hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn thì học
viên phải thực hiện đề tài luận văn mới.
Điều 9. Đánh giá luận văn
1. Luận văn được
tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Buổi bảo vệ được tổ chức
công khai theo kế hoạch đã ban hành của Nhà trường (trừ một số đề
tài thuộc lĩnh vực bảo mật theo quy định của cơ quan có thẩm quyền).
2. Hội đồng đánh
giá luận văn
a) Hội đồng do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập trên
cơ sở đề nghị của trưởng Khoa quản lý và
trưởng Phòng Đào tạo. Trước thời gian tổ chức bảo vệ luận văn ít nhất 30 ngày,
Khoa chuyên ngành đề xuất danh sách người đủ tiêu chuẩn tại khoản 3 Điều 8 của quy định này có thể tham gia hội đồng (theo mẫu tại
Phụ lục 2.8). Căn cứ danh sách do Khoa đề xuất, Phòng Đào tạo thành lập các hội
đồng đánh giá luận văn trình Ban Giám hiệu xem xét và ra quyết định.
b) Hội đồng
có
ít nhất 05 thành viên bao gồm chủ tịch, thư ký, 02 ủy viên phản biện và các uỷ viên khác; trong
đó có ít nhất 01 ủy viên phản biện là người ngoài Trường.
c) Tiêu chuẩn các thành viên hội đồng phải đáp ứng tiêu chuẩn như người
hướng dẫn luận văn quy định tại khoản 2 Điều 8 của quy định này.
d) Người hướng dẫn có thể tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên
nhưng không được cho điểm đánh giá; cha, mẹ, vơ hoặc chồng, con, anh, chị, em
ruột của học viên không tham gia hội đồng.
3. Điều kiện
để học viên được bảo vệ luận văn
a) Đã hoàn
thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo và đang trong thời gian học
tập;
b) Đã nộp
luận văn đúng yêu cầu trong thời gian quy định của Nhà trường;
c) Có đơn xin bảo vệ và cam đoan danh dự về kết quả
nghiên cứu trung thực đã được người hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ (theo mẫu
tại Phụ lục 3.4);
d) Học viên không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, không
trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập, không
bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn;
e) Đã đóng
toàn bộ học phí của khóa học.
f) Luận văn
của học viên được Khoa kiểm tra qua phần mềm chống trùng lặp và đạt theo quy
định hiện hành của Trường.
4. Chuẩn bị
tổ chức bảo vệ luận văn
a) Học viên:
Nộp các văn bản và minh chứng đáp ứng điều kiện bảo vệ luận văn tại khoản 3
Điều 9 quy định này cho Khoa quản lý trong thời gian quy định của Khoa.
b) Khoa quản
lý
Kiểm tra luận
văn, kết quả học tập của học viên, gửi đề xuất danh sách người
đủ tiêu chuẩn tại khoản 3 Điều
8 của quy định này có thể tham gia hội đồng về Phòng Đào tạo;
Chuẩn bị hồ
sơ bảo vệ của các hội đồng, chuyển giấy mời, quyết định, mẫu và nội dung yêu
cầu nhận xét luận văn (theo Phụ lục 2.9), thuyết minh luận văn của học viên đến
các thành viên hội theo quyết định đã được ban hành và thu nhận phiếu nhận xét
của ủy viên phản biện. Thời gian tối thiểu để ủy viên phản biện viết nhận xét
luận văn không được ít hơn 07 ngày;
Thông báo
lịch bảo vệ cho học viên và công bố trên bảng tin của Khoa;
Phối hợp với các
đơn vị có liên quan chuẩn bị hội trường có đủ trang thiết bị làm việc cần thiết
để tổ chức bảo vệ.
c) Phòng Đào
tạo
Kiểm tra, rà
soát các quy định đối với học viên và thành viên Hội đồng đánh giá luận văn, trình
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng đánh giá luận văn, sắp xếp kế
hoạch đánh giá luận văn và bố trí hội trường bảo vệ luân văn cho từng học viên.
5. Tổ chức bảo
vệ luận văn
a) Điều kiện
tổ chức
Buổi bảo vệ
luận văn được tổ chức khi ít nhất 2 phần 3 tổng số thành viên hội đồng đánh giá
có mặt, trong đó có chủ tịch, thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Hình thức
bảo vệ trực tuyến có thể được thực hiện khi gặp điều kiện bất khả kháng có sự
đồng thuận của các thành viên hội đồng và học viên và được Nhà trường cho phép;
toàn bộ diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm và lưu trữ
tại Nhà trường.
Trường hợp
thành viên hội đồng có ý kiến không tán thành luận văn, Khoa, Bộ môn quản lý
cần tổ chức họp với người hướng dẫn luận văn, chủ tịch hội đồng và thành viên
có ý kiến không tán thành luận văn để xem xét việc cho phép học viên bảo vệ
luận văn hay không. Chỉ khi ý kiến kết luận của cuộc họp đồng ý cho phép học viên bảo vệ luận văn thì khoa, bộ môn
quản lý mới đưa học viên vào danh sách được phép bảo
vệ. Khoa, bộ môn có trách nhiệm báo cáo về Nhà trường qua Phòng Đào tạo các học viên không được phép bảo vệ (kèm
theo biên bản cuộc họp) ít nhất là 03 ngày trước ngày tổ chức bảo vệ luận văn để không đưa các học viên đó vào danh sách bảo vệ.
Căn cứ biên
bản cuộc họp, các học viên không được bảo vệ luận văn sẽ được Khoa, Bộ môn quản
lý xem xét và đề nghị sửa chữa bổ sung nội dung luận văn, điều chỉnh đề tài,
người hướng dẫn hoặc thay đổi đề tài luận văn. Việc thay đổi đề tài và người
hướng dẫn luận văn được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 8 quy định
này.
b) Thời gian
tổ chức bảo vệ luận văn: Từ 75 phút đến 90 phút.
c) Quy trình
tổ chức
- Chủ tịch hội đồng công bố văn bản quyết định
thành lập hội đồng, chương trình bảo vệ và thống nhất quy trình làm việc.
- Thư
ký hội đồng giới thiệu về học viên: Lý lịch khoa học, kết quả học tập và đề tài luận văn thạc sĩ, …
- Hội đồng đánh giá luận văn theo trình tự: Học viên trình bày luận văn,
người phản biện nhận xét,
thành
viên hội đồng hoặc người tham dự đặt câu hỏi, học viên trả lời câu hỏi.
- Hội đồng cho điểm đánh giá luận văn.
- Hội đồng tổng kết kết quả bảo vệ,
hoàn tất hồ sơ bảo vệ. Thư ký hội đồng công bố các nội dung yêu cầu học viên
phải điều chỉnh, sửa chữa, hướng dẫn học viên hoàn thành các thủ tục và thời
hạn nộp quyển luận văn sau bảo vệ cho Khoa.
- Chủ tịch hội
đồng công bố kết
quả bảo vệ của học viên tại hội trường và các thủ tục khác kết thúc buổi bảo
vệ.
- Kết thúc
buổi bảo vệ luận văn:
+ Thư ký hội đồng bàn giao hồ sơ bảo vệ luận văn cho Khoa ngay sau
buổi bảo vệ luận văn;
+ Khoa thu nhận hồ
sơ bảo vệ luận văn tổng hợp kết quả bảo vệ (theo mẫu tại Phụ lục 2.11) và nộp
toàn bộ hồ sơ bảo vệ và bảng tổng hợp về Phòng Đào tạo chậm nhất 07 ngày tính
từ ngày kết thúc bảo vệ.
6. Điểm
luận văn
a) Điểm luận
văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên hội đồng có mặt trong buổi
đánh giá luận văn theo thang điểm 10 tính đến một chữ số thập phân; được xếp loại
đạt khi lớn hơn hoặc bằng 5.5 điểm.
b) Chênh lệch về điểm giữa các thành
viên trong Hội đồng không được vượt quá 2 điểm so với điểm trung bình cộng của hội đồng hoặc chênh lệch điểm
giữa các thành viên không được vượt quá 3 điểm. Nếu xảy ra trường hợp
này thì chủ tịch hội đồng triệu tập cuộc họp
giữa các thành viên hội đồng và thống nhất cách xử lý. Trường hợp không thống
nhất được điểm cuối cùng, chủ tịch hội đồng đề xuất giải pháp trình
trưởng Khoa ra quyết định.
c) Việc cho điểm đánh giá luận văn được căn cứ trên kết quả
thực hiện đề tài luận văn, trình bày bảo vệ luận văn của
học viên.
7. Trong trường hợp luận văn không
đạt yêu cầu, học viên được chính sửa, bổ sung luận văn để được đánh giá lần thứ
hai trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày họp hội đồng đánh giá lần thứ nhất;
không tổ chức đánh giá luận văn lần thứ 3. Nếu học viên có nguyện vọng thì Hiệu
trưởng ra quyết định giao đề tài mới cho học viên và thực hiện lại toàn bộ các thủ tục liên quan đến
việc xây dựng đề cương luận văn, đánh giá đề cương luận văn, giao đề tài luận văn và thực hiện luận văn theo
quy định tại Điều 8 của quy định này.
Các trường hợp sao chép luận văn, luận án, công trình
nghiên cứu của người khác hoặc gian lận trong việc thực hiện luận văn, học viên sẽ bị xử lý theo
quy định tại Điều 16 của Quy định này.
8. Hoàn thiện luận văn sau bảo vệ luận văn
a) Học viên có trách nhiệm sửa chữa, hoàn thiện luận
văn theo
yêu cầu của hội đồng (nếu có). Trong vòng 15 ngày kể từ ngày bảo vệ luận văn, Học viên phải nộp cho Khoa quyển luận văn đã sửa chữa, hoàn
thiện các nội dung (bao gồm cả bản cứng và mền) và đóng cùng ở cuối quyển là
biên bản giải trình sửa chữa (theo mẫu tại Phụ lục 2.10) đã có chữ ký xác nhận của người hướng
dẫn, thư ký hội
đồng, chủ tịch hội đồng và Khoa quản lý; bản sao
biên bản hội đồng đánh giá luận văn; bản sao 02 bản nhận xét của ủy viên phản
biện. Chỉ những quyển luận văn có đầy đủ xác nhận của người hướng
dẫn (bao gồm cả hướng dẫn phụ nếu có), chủ tịch hội đồng, Trưởng Khoa quản lý mới nộp lưu chiểu tại Thư viện của Nhà trường.
b) Trong vòng 20 ngày kể từ ngày học
viên bảo vệ luận văn, Khoa lập danh sách hoc viên đã nộp luận văn sau hoàn
chỉnh theo quy định tại mục a, khoản 8 điều 9 gửi về Phòng Khảo thí và Đảm bảo
chất lượng (bao gồm cả bản cứng và bản mềm) để kiểm tra trùng lặp trước khi
công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ. Phòng Khảo thí ký và đóng dấu xác
nhận đạt vào những cuốn luận văn đạt quy định trùng lặp của Nhà trường, lập danh sách đạt - chưa đạt gửi
về Khoa quản lý để hoàn thiện quy trình chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ
khi nhận được tài liệu từ Khoa.
c) Khoa lập danh sách đề nghị công
nhận tốt nghiệp gửi về Phòng Đào tạo để hoàn tất quy trình kiểm tra và đề nghị
Hiệu trưởng công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ cho những học viên đã đạt
quy định trùng lặp của Nhà trường (bao gồm cả cuốn luận văn); yêu cầu học viên
chưa đạt tiếp tục hoàn thiện, chỉnh sửa luận văn, học viên được sửa và hoàn
thiện luận văn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày bảo vệ luận văn.