Bộ môn Hóa cơ sở

Địa chỉ: Phòng 314 - Nhà A5 - Trường Đại học Thủy Lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 024.35643114

Bộ môn Hóa cơ sở được thành lập theo Quyết định số 1378/QĐ-ĐHTL của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy Lợi ký ngày 30/06/2016, tiền thân là Bộ môn Hóa học được thành lập năm 1959 cùng với sự ra đời của Trường Đại học Thủy Lợi.  

1. Đội ngũ giảng viên
 
Bộ môn Hóa cơ sở có 7 giảng viên (gồm 3 TS, 4 ThS) và 1 cán bộ PTN.
 

TT

Họ và tên

Chuyên ngành

Ghi chú

1

   ThS. Lê Thị Thắng

Hóa hữu cơ - Khoa học Vật liệu

Trưởng bộ môn

2

   TS. Lê Minh Thành

Hóa lý thuyết và Hóa lý

Phó trưởng BM

3

   ThS. Trần Thị Mai Hoa

Hóa học - Quản lí Môi trường  
4

   TS. Hà Thị Hiền

Hóa học - Khoa học Môi trường

5

   TS. Đinh Thị Lan Phương

Hóa học - Khoa học Môi trường


6

   ThS. Trần Khánh Hòa

Hóa phân tích
 

7

   ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

Công nghệ Hóa học

  Đang làm NCS

8

    ThS. Nguyễn Thị Liên

Hóa phân tích

Cán bộ PTN

 
Các giảng viên cộng tác với Bộ môn
 

TT

Họ và tên

Ngành

Ghi chú

1

CN. Từ Văn Hải

Hóa học

Nguyên trưởng Bộ môn Hóa học

 
2. Chức năng, nhiệm vụ
 

- Giảng dạy môn Hóa học đại cương cho các ngành trong Trường.

- Giảng dạy Các môn cơ sở: Hóa nước, Hóa môi trường, Phân tích môi trường cho một số ngành/chuyên ngành ở bậc Đại học và Sau đại học thuộc Khoa Môi trường, ngành Cấp thoát nước, Khoa Kỹ thuật Biển và Khoa Thủy văn và tài nguyên nước của Đại học Thủy Lợi.

- Nghiên cứu khoa học, Chuyển giao công nghệ và Phục vụ sản xuất.

- Trực tiếp phụ trách Phòng thí nghiệm Hóa – Môi trường phục vụ đào tạo và NCKH-CGCN-PVSX.

3. Hướng nghiên cứu khoa học của Bộ môn

Hướng nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực Môi trường

a. Xử lý ô nhiễm môi trường nước, đất.

• Nghiên cứu tối ưu hóa các quá trình hấp phụ, hấp thụ, keo tụ điện hóa.

• Ứng dụng các quá trình oxi hóa nâng cao trong xử lý ô nhiễm nước thải.

• Sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường.

b. Tồn lưu, chuyển hóa, mô hình phân bố của các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy (POP) trong môi trường đất, nước, trầm tích: các chất POP điển hình trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt.

c. Ứng dụng các quá trình hóa học môi trường đất.

d. Phân tích Môi trường, Độc học Môi trường

• Phân tích mẫu, đánh giá chất lượng môi trường.

• Nghiên cứu rủi ro môi trường do các chất độc trong môi trường: các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy; các kim loại nặng điển hình.

e. Mô hình hóa sự thay đổi các thông số chất lượng môi trường nước

• Lập mô hình toán học mô phỏng sự biến đổi các thông số chất lượng môi trường nước.

• Ứng dụng các phần mềm COMSOL, EFDC, WASP... để giải các bài toán mô phỏng chất lượng nước.

Các cán bộ giảng viên bộ môn Hóa cơ sở 2017