HỎI –
ĐÁP NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC 2018
1. Em muốn học ngành Kỹ thuật Hóa học, nhưng điểm của em
lại không đủ để vào Đại học Bách Khoa. Vậy em có thể học ngành Kỹ thuật Hóa học
ở trường nào?
Trả lời:
Hiện nay có một số trường đại học đào tạo
ngành Hóa học như Đại học Công nghiệp Hà Nội (ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học),
Đại học Khoa học Tự nhiên (ngành Hóa học và Công nghệ Hóa học) và một số rất ít
đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa
Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh và Đại học Thủy lợi bắt đầu đào tạo
từ năm 2016. Tuy là ngành mới nhưng ngành
Kỹ thuật Hóa học - Đại học Thủy lợi có rất nhiều điểm mạnh nổi bật:
+ Chương trình
đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học cập nhật, bám sát thực tiễn và hợp tác sâu rộng
với doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu. Nhà trường đã kí hợp tác với
Công ty TNHH
Sản xuất & Thương mại Sắc màu Việt Nam về liên kết đào tạo, nghiên cứu
khoa học và phục vụ sản xuất.
+ Hệ thống
phòng thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học đạt chuẩn 5S gồm 8 phòng thí nghiệm được xây
dựng mới với các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại. Trung tâm Nghiên cứu
Hóa học Ứng dụng (ACRC) với phòng nghiên cứu có diện tích 300m2 và 4
xưởng sản xuất có diện tích 2,6ha là nơi để sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học thực
tập, nghiên cứu khoa học và triển khai các ý tưởng công nghệ vào thực tiễn sản
xuất.
+ Chuẩn
đầu ra của ngành Kỹ thuật Hóa học gắn liền với nhu cầu xã hội và yêu cầu của
các nhà tuyển dụng. Sinh viên được thực tập và có cơ hội việc làm tại các cơ sở
sản xuất, viện nghiên cứu như: Tổng Công
ty Phân bón Sông Gianh, Công ty TNHH SX & TM Sắc màu Việt Nam, Công ty Cổ
phần Hoa lan, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, Công ty Cổ phần Hóa dược Việt
Nam, Trung tâm
Nghiên cứu Hóa học Ứng dụng. Sinh viên sẽ đến các đơn
vị này để thực tập. Tùy vào năng lực mà có thể sẽ được các đơn vị này tuyển
dụng.
+ Trường
Đại học Thủy lợi có bề dày truyền thống, vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất khang
trang, hiện đại, 100% các phòng học có điều hòa nhiệt độ. Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề. Môi trường học
tập, nghiên cứu năng động và chất lượng.
+ Hoạt
động phong trào sôi động, bổ ích, tạo
sân chơi lành mạnh, phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của sinh viên.
2. Em băn khoăn: ngành Kỹ thuật Hóa học trường Đại học
Thủy lợi chỉ đào tạo để phục vụ cho lĩnh vực Thủy lợi hay còn phục vụ cho nhiều
lĩnh vực khác?
Trả lời:
Ngành Kỹ thuật Hóa học - Đại học
Thủy lợi lấy phương châm “đào tạo đáp ứng
nhu cầu xã hội và gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh” làm kim chỉ nam
cho hoạt động đào tạo của mình. Chương
trình đào tạo Kỹ sư Hoá học là trang bị cho người học:
Kiến thức cơ sở chuyên môn vững
chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong các lĩnh vực kỹ thuật
hóa học như vật liệu silicat, vật liệu vô cơ, phân bón, điện hóa, dầu khí, hóa
dược, polime, xenluloza và giấy, quá trình, thiết bị, máy công nghiệp hóa chất.
Năng lực tham gia xây dựng, quản lý và vận hành các qui trình sản xuất;
chế tạo, lắp đặt các máy và thiết bị công nghiệp hoá chất; đào tạo, nghiên cứu,
triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu và
đào tạo thuộc lĩnh vực Kỹ thuật hóa học.
Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm
chất cần thiết để thành công trong nghề nghiệp. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm
việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường hội nhập quốc tế. Có
trình độ tiếng Anh đạt chuẩn, có thể giao tiếp và đọc tài liệu chuyên ngành
bằng tiếng Anh.
Chương
trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học cập nhật, bám sát thực
tiễn và hợp tác sâu rộng với doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu. Sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học sẽ được đào tạo về lý thuyết
và thực hành thuộc 3 khối kiến thức bao gồm: đại cương; cơ sở khối ngành, cơ sở
ngành và chuyên ngành.
Trong quá trình học, sinh
viên được đi thực tế tại các nhà máy, cơ sở sản xuất 2 lần (3 tuần kiến tập sản
xuất và 8 tuần thực tập tốt nghiệp) để tiếp cận với những công việc thực tế
liên quan đến ngành Kỹ thuật Hóa học; tìm hiểu các quy trình sản xuất và để nắm
bắt được các công việc thực tế của người Kỹ sư Hóa học phải làm sau này.
Bên cạnh các kiến
thức chuyên môn, sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học còn được đào tạo các kỹ năng
mềm như: kỹ năng điều hành và làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết
trình.
Thời gian đào
tạo 4,5 năm; gồm hai chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa Vô cơ và
Kỹ thuật Hóa Hữu cơ.
+ Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa Vô cơ, sinh viên lựa chọn theo
3 định hướng:
· Sản xuất các sản phẩm vô cơ như: hóa chất, phân bón, xi măng, gốm
sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng, màu cho sơn,…
· Điện hóa: ăn mòn và chống ăn mòn
· Mạ điện, luyện kim và nguyên liệu cho công nghiệp
+ Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa Hữu cơ, sinh viên lựa chọn
theo 3 định hướng:
· Sản xuất các sản phẩm hữu cơ như: vật liệu polime compozit, nhựa, công nghệ
sơn, công nghệ giấy,…
· Dược phẩm, hóa mỹ phẩm, xà phòng và chất tẩy rửa
· Hóa chất bảo vệ thực vật
Như vậy ngành Kỹ thuật Hóa học
trường Đại học Thủy lợi đào tạo để phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Sinh
viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hoá học có thể làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, ở cả khu vực thành thị và nông
thôn.
3. Em muốn biết sinh viên học ngành Kỹ thuật Hóa học sau khi ra
trường có được giới thiệu việc làm không?
Trả lời:
Sinh viên sẽ được giới thiệu và định hướng nghề nghiệp ngay
khi vừa vào trường đại học để hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật Hóa học hiện tại và
tương lai. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được học các môn học đại cương, cơ
sở ngành và chuyên ngành, thực hiện các đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp sẽ
giúp sinh viên có đủ tự tin áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Ngoài ra
trong quá trình học, sinh viên được đi kiến tập thực tế tại các nhà máy, cơ sở
sản xuất (3 tuần) và thực tập tốt nghiệp thực tế tại nhà máy, cơ sở sản xuất (8
tuần) nhằm tiếp cận những công việc thực tế liên quan đến ngành Kỹ thuật Hóa
học. Các giảng viên có trình độ cao của Ngành Kỹ thuật Hóa học luôn bên cạnh
sinh viên để giúp sinh viên định hướng tốt về nghề nghiệp.
Hiện nay,
Ngành Kỹ thuật Hóa học - Đại học Thủy lợi đã liên kết với nhiều cơ sở sản xuất,
viện nghiên cứu: Tổng Công ty Phân bón
Sông Gianh, Công ty TNHH SX & TM Sắc màu Việt Nam, Công ty Cổ phần Hoa Lan,
Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, Công ty Cổ phần Hóa dược Việt Nam. Sinh
viên sẽ đến các đơn vị này để thực tập. Tùy vào năng lực mà có thể sẽ được các
đơn vị tuyển dụng. Tháng 11/2016,
nhà trường đã kí hợp tác với Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Sắc màu Việt Nam về liên kết đào
tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất. Đặc biệt, Trung
tâm Nghiên cứu Hóa học Ứng dụng (ACRC) của nhà trường với phòng nghiên cứu trên
diện tích 300m2 và 4 xưởng sản xuất trên diện tích 2,6ha là nơi để
sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học thực tập, nghiên cứu khoa học, triển khai các
ý tưởng công nghệ vào thực tiễn sản xuất và làm việc sau khi tốt nghiệp.
4. Em muốn học ngành Kỹ thuật Hóa học. Em chưa biết sinh viên sau
khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hóa học có thể làm việc ở những lĩnh vực nào?
Trả lời:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ
thuật Hoá học có thể làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và nông
nghiệp, ở cả khu vực thành thị và nông thôn, đảm nhận công việc trong
các đơn vị sau:
(i) Các công ty sản xuất hóa chất, hàng
tiêu dùng, các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp với vai trò là
giám sát sản xuất, quản lý phân xưởng, cán bộ phòng kỹ thuật, kiểm tra chất lượng
sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm,…
(ii) Các công ty chuyên cung cấp phụ
gia, hóa chất, hương liệu…; các công ty cung cấp máy móc, thiết bị dùng trong
ngành hóa học với vai trò kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật.
(iii) Các trường Đại học, cao đẳng,
trung cấp, các viện nghiên cứu với vai trò là giảng viên, nghiên cứu viên,
chuyên viên.
- Chuyên ngành Kỹ thuật Hoá vô cơ, sinh viên có thể làm ở các lĩnh vực:
+ Sản xuất các sản phẩm vô cơ (hoá chất
vô cơ, phân bón, xi măng, gốm sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, vật liệu xây dựng;
màu cho sơn, gốm sứ,...)
+ Điện hóa (ăn mòn và chống ăn
mòn, pin khô, pin ướt, ắc quy,…)
+ Mạ điện, luyện kim và nguyên
liệu cho các quá trình công nghiệp
+ Sản xuất
sạch và công nghệ năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân,…
+ Xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm
môi trường,…
- Chuyên ngành Kỹ thuật Hoá hữu cơ, sinh viên có thể làm việc ở các lĩnh vực:
+ Sản xuất các sản phẩm hữu cơ
(vật liệu polime compozit, công nghiệp sơn, cao su, keo, nhựa, tơ vải sợi, công
nghệ giấy, công nghệ nhuộm,…)
+ Dược phẩm, hóa mỹ phẩm, xà
phòng và chất tẩy rửa
+ Hóa chất bảo vệ thực vật
+ Ngành công nghệ thực phẩm (rượu
bia, nước giải khát,…); Thực phẩm chức năng,…
+ Thuốc thú y và thủy sản
+ Công nghệ sinh học ứng dụng
+ Xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm
môi trường,…
5. Em muốn biết cơ hội việc làm cho sinh
viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hóa học hiện nay?
Trả lời:
Hóa học đã có từ lâu đời, ứng dụng cho mọi
mặt đời sống và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sản xuất kỹ thuật trong nền công
nghiệp hiện đại. Ngày nay, hóa học đã và đang trở thành bộ phận không thể thiếu
ở nhiều ngành sản xuất, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động.
Kỹ thuật Hóa học là lĩnh vực đào
tạo không thể thiếu trong sự phát triển của đời sống con người: nhóm chất tẩy rửa
(bột giặt, xà bông, nước rửa chén, nước lau sàn…), nhóm mỹ phẩm, nhóm dược phẩm,
các lĩnh vực sản xuất nhựa và compozit (chất dẻo, cao su, sơn, keo…), các sản
phẩm thuộc silicat và kim loại (gốm sứ, thủy tinh, xi măng, gang - thép…).
Rất nhiều ngành công nghiệp liên quan đến
Kỹ thuật hóa học như: công nghiệp điện lực -
nhiên liệu - năng lượng (khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu
sinh học, pin, ắc qui,...), công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, vật liệu
vô cơ, hữu cơ, cao su, polime,...), công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ
bản, phân bón, chế biến cao su, dược phẩm,...), công nghiệp vật liệu xây dựng
(xi măng, bê tông, gạch, sản phẩm nội ngoại thất,...), công nghiệp điện hóa
(pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại, ...) các ngành công nghiệp nhẹ
như công nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - da, công nghiệp sản
xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, nhuộm,
gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm,...), nông
nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông, lâm,
thủy, hải sản)...
Trước đây, Kỹ thuật Hóa học phục vụ chủ
yếu cho các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các lĩnh vực của Kỹ thuật
Hóa học đã có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp - lĩnh vực chiếm hơn 70% dân số Việt Nam: hóa chất bảo vệ thực vật, công nghệ thực phẩm, bảo
quản các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch,...
Ngành Kỹ thuật Hóa học - Đại học Thủy
lợi đào tạo Kỹ sư Hóa học hệ chính qui. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này đủ khả năng làm
việc trong một hoặc nhiều lĩnh vực sản xuất kể trên.
Nhu cầu thị trường lao động đối với
ngành Kỹ thuật Hóa học hiện nay rất cao. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị
trường lao động, đến năm 2020, ngành hóa chất - cao su và ngành chế biến thực phẩm cần khoảng 21.600 người/năm. Tuy
nhiên, hàng năm cả nước chỉ đào tạo được khoảng 4.000 lao động có trình độ đại học ngành Hóa học.
Như vậy có thể thấy nhu cầu xã hội đối Kỹ
sư Hóa học trong hiện tại và tương lai là rất lớn. Các Kỹ sư sau khi ra trường
hoàn toàn dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với khả năng và trình độ của mình.
Ngoài ra các Kỹ sư Hóa học có thể tự lập thân lập nghiệp.
6. Khi học
ngành Kỹ thuật
Hóa học, sinh viên có được học kỹ năng
mềm không và có được đi thực tế nhiều không?
Trả lời:
Sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học sẽ được
đào tạo kỹ năng mềm bên cạnh các kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học
đại học thông qua hoạt động trong từng môn học như:
- Kỹ năng điều hành và làm việc nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, phương
tiện điện tử, thuyết trình.
- Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Kỹ năng thuyết trình.
Trong quá trình học sinh viên được đi thực tế ít nhất 2 lần (3 tuần kiến tập sản xuất và 8 tuần
thực tập tốt nghiệp) nhằm tìm hiểu về
các quy trình sản xuất ở nhà máy, các cơ sở sản xuất khác nhau để nắm bắt được
các công việc thực tế của người kỹ sư Kỹ thuật Hóa học phải làm sau này. Sau khi
thực tập, tùy vào năng lực mà có thể sẽ được các đơn vị này tuyển dụng.
7. Ngành Kỹ thuật Hóa học có gì khác với ngành Hóa học?
Trả lời:
Người tốt nghiệp ngành Hóa học nhận bằng Cử nhân Hóa học.
Trong đào tạo, ngành Hóa học chú trọng đến tính chất của các nguyên tố và hợp chất, nghiên
cứu sâu về cơ chế biến đổi từ chất này sang chất khác, cung cấp các phương pháp
để tổng hợp chất mới và phương pháp để xác định thành phần hóa học trong mẫu
thử nghiệm. Ngành Hóa học định
hướng làm việc trong môi trường nghiên cứu.
Người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hoá học nhận bằng Kỹ sư Hóa
học. Để sản xuất được một sản phẩm Hoá học cụ
thể, người Kỹ sư Hóa học không những phải có hiểu biết sâu sắc về Hoá học mà
còn phải thành thạo các kĩ năng tính toán, thiết kế, lựa chọn nguyên, nhiên liệu...
Ngoài ra các Kỹ sư Hóa học còn phải biết tổ chức, quy hoạch, triển khai các quá
trình sản xuất một cách hợp lí. Người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hoá học nhận bằng
Kỹ sư Hóa học sẽ phải
là những "chuyên gia đa năng". Muốn sản
xuất một sản phẩm hóa học nào đó, người Kỹ sư Hóa học phải nghiên cứu kỹ lý
thuyết, từ đó đưa ra quy trình công nghệ, tính toán lý thuyết, kiểm nghiệm
chúng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, quy trình được hoàn thiện, bổ sung, sửa
chữa và máy móc thiết bị phục vụ cho quy trình sản xuất được chế tạo.
Như vậy, ngoài
các kiến thức được học như ngành Hóa học, sinh viên còn được học các kiến thức
về máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, do vậy cơ hội nghề nghiệp mở rộng
hơn.
8. Em rất thích học hóa, nhưng
bố mẹ em nói học hóa hay phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức
khỏe. Điều đó có đúng không?
Trả lời:
Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có vấn đề về đặc trưng nghề
nghiệp, một người làm việc chỉ ngồi trong phòng máy lạnh cũng sẽ gặp các vấn đề
về việc lười vận động di chuyển J. Trong thực tế, bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều tiếp
xúc với hóa chất hằng ngày mà chúng ta không biết. Khi các bạn theo học ngành Kỹ
thuật Hóa học, đương nhiên các bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất,
tuy nhiên trước đó, các bạn sẽ được cung cấp các thông tin và đào tạo kỹ lưỡng
về mức độ ảnh hưởng của các loại hóa chất, và các biện pháp, kỹ năng để bảo vệ
bản thân an toàn khi tiếp xúc với chúng, khi có các kiến thức này, các bạn sẽ tự
bảo vệ mình và những người xung quanh được mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi không
chủ động sử dụng hay tiếp xúc với hóa chất. Điều này rất có ích cho các bạn và
người thân và lợi thế hơn rất nhiều so với những người không có kiến thức về
Hóa học. Nhìn chung, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi theo học, các thầy cô
ngành Kỹ thuật Hóa học đều là những người có thâm niên rất nhiều năm công tác
trong ngành, tuy nhiên các thầy cô vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, trẻ trung và xinh đẹp.
9. Em được biết ngành Kỹ thuật
Hóa học là một ngành mới của trường Đại học Thủy lợi, vậy khi theo học, em có
được ưu tiên gì không?
Trả lời:
Chiến lược phát triển chung của trường Đại học Thủy lợi là
trở thành trường đại học đa ngành, đào tạo về nhiều lĩnh vực, phục vụ mọi mặt đời
sống của xã hội. Ngành Kỹ thuật Hóa học đào tạo từ năm 2016, là một ngành non
trẻ nhưng đã nhận được sự quan tâm và đầu tư rất lớn từ nhà trường. Khi trở
thành một sinh viên của ngành Kỹ thuật Hóa học nói riêng và sinh viên Đại học
Thủy lợi nói chung, em sẽ được đối xử bình đẳng, có các quyền lợi và nghĩa vụ
như tất cả các bạn sinh viên khác. Tuy nhiên, là ngành mới, được sự ủng hộ và quan
tâm đặc biệt từ nhà trường, nên em sẽ được học tập trong môi trường hiện đại,
tiện nghi: được học ở giảng đường 100% có điều hòa, được thực hành chuyên môn tại
Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học đạt chuẩn 5S của Nhật Bản khang trang, sạch đẹp
và hiện đại; được sinh sống trong ký túc xá đạt tiêu chuẩn chung cư, sử dụng hệ
thống cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể chất như bể bơi, sân vận động cỏ
nhân tạo,...
10. Hiện nay thực phẩm bẩn
đang tràn lan ở khắp mọi nơi, em nên theo học ngành nào để có thể làm việc
trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng thực phẩm?
Trả lời:
Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại
ở “ăn ngon mặc đẹp”. Ưu tiên hàng đầu của người Việt Nam trong sử dụng thực
phẩm là sức khỏe. Việc dùng thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm
an toàn ngày càng được chú trọng. Để đạt được nguyện vọng, em có thể học
ngành Công nghệ Thực phẩm hoặc Kỹ
thuật hóa học (liên ngành Hóa học và Công nghệ thực phẩm).
Ngành Công nghệ Thực phẩm đào tạo những
kiến thức đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay trong lĩnh vực nghề nghiệp này.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ năng lực đảm nhận các vị trí chuyên viên
hoặc quản lý tại các bộ phận như:
Thanh tra viên tại các Chi cục Quản lý
Chất lượng, Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm của các tỉnh, thành phố.
Quản trị chất lượng/an toàn vệ sinh thực
phẩm ở các tập đoàn, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất - cung ứng thực phẩm từ
trang trại đến bàn ăn. Tham gia thiết lập chương trình đảm bảo chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi sản xuất - cung ứng thực phẩm từ trang trại
đến bàn ăn.
Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm
thực phẩm.
Quản lý chất lượng/an toàn vệ sinh thực
phẩm trong cơ sở dịch vụ, cung ứng suất ăn công nghiệp, nhà hàng, khách
sạn…
Học ngành Kỹ thuật hóa học, em sẽ được cung cấp các kiến
thức cơ bản nền tảng về các quá trình thiết bị, dây chuyền trong công nghiệp
hóa chất và công nghiệp thực phẩm, giúp em đảm nhận công việc trong lĩnh vực kiểm
soát chất lượng thực phẩm. Bộ môn Kỹ thuật Hóa học có ThS. Lưu Trường Giang tốt
nghiệp ngành Kỹ thuật hóa học, đã có thời gian làm việc ở vị trí kiểm soát chất
lượng tại Công ty nước giải khát Suntory Pepsi Việt Nam.
11. Em muốn biết học ngành Kỹ
thuật Hóa học có khó không và có phù hợp với con gái không? Em muốn biết chế độ
học bổng của Trường Đại học Thủy lợi?
Trả lời:
Hiện nay, người làm trong ngành Hóa học nữ chiếm trên 60%,
số giảng viên của bộ môn Kỹ thuật Hóa học 2/3 là nữ.
Ngành Kỹ thuật Hóa học Đại học Thủy Lợi với đội ngũ giảng
viên giàu kinh nghiệm giảng dạy, vững kiến thức chuyên môn và đặc biệt tận tâm
với sinh viên sẽ mang các kiến thức hóa học khó nhưng theo cách tiếp cận dễ đến
với người học.
Ngành Kỹ thuật Hóa học với phương châm học
đi đôi với hành, sinh viên của ngành sẽ được học các môn thí nghiệm tại Phòng
thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học đẹp và hiện đại đạt chuẩn 5S với các trang thiết bị
hiện đại, sẽ giúp sinh viên nắm vững được lý thuyết đã học cũng như là vận dụng
được vào thực tế sản xuất. Ngoài ra, sinh viên được đi thực tế 2 lần (3 tuần kiến tập sản xuất và 8 tuần thực tập tốt nghiệp) để tìm hiểu về các quy trình sản xuất ở nhà máy, các cơ sở
sản xuất khác nhau để nắm bắt được các công việc thực tế của người kỹ sư Kỹ
thuật Hóa học phải làm sau này. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Kỹ thuật
Hóa học còn được đào tạo các kỹ năng mềm như: kỹ năng điều hành và làm việc
nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình. Như vậy sau khi tốt nghiệp sinh viên hoàn toàn có thể đáp ứng
các yêu cầu công việc.
Hiện nay nhà trường có nhiều học bổng dành cho sinh viên: Học bổng khuyến khích học
tập theo quy định của Bộ GD-ĐT xét trên kết quả học tập và rèn luyện của sinh
viên theo từng học kỳ và học bổng do các tổ chức xã hội và doanh nghiệp phối hợp
với nhà trường trao tặng (học bổng Lê Văn Kiểm).
Năm 2016, ngành Kỹ thuật Hóa học có 5 sinh viên lớp 58KTH
được nhận học bổng do có thành tích học tập tốt. Sinh viên Trần Kim Anh (9,34/10)
đạt mức học bổng cao nhất 4.186.000/kỳ và 04 sinh viên (Quách Thị Thanh Nhàn,
Vũ Thị Thu Huyền, Bùi Thu Uyên và Nguyễn Đức Thành) đạt mức học bổng
2.990.000/kỳ.
Đặc biệt nhà trường luôn quan tâm và
trao học bổng tới các sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và cuộc sống (SV Lê Văn Mạnh mồ
côi cả cha và mẹ được nhận học bổng Lê Văn Kiểm trị giá 15
triệu đồng/năm).
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Bộ môn Kỹ thuật Hóa học - Phòng 313 Nhà A5, Trường Đại học
Thủy Lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
PGS.TS. Đặng Thị Thanh Lê, Trưởng ngành Kỹ thuật Hóa học
ĐT: 0904140542, Email: [email protected]
ThS. Lưu Trường Giang, Facebook:
facebook.com/luu.truong.giang
Web: http://env.tlu.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/kythuathoahocthuyloi