Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng bậc nhất nuôi sống toàn nhân loại. Việt Nam là quốc gia sản xuất gạo đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, giá trị hạt gạo Việt Nam chưa cao, thường bị ép giá trên thị trường thế giới.
Để nâng tầm giá trị hạt gạo Việt Nam, chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như:
- Đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp;
- Làm tốt hơn về thị trường, thương mại;
- Áp dụng mạnh mẽ khoa học trong chuỗi sản xuất trong đó có giải pháp giảm
Sáng
ngày 2/8/2023, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức cho NCS Vũ Thị Khắc bảo vệ luận
án tiến sĩ cấp cơ sở.
Cadimi
(Cd) là kim loại nặng được liệt vào nhóm chất gây ung thư hàng đầu bởi độc tính
và mức độ tích lũy sinh học nghiêm trọng. Phân bón hóa học, nguồn nước tưới bị
ô nhiễm từ chất thải công nghiệp là những nguyên nhân làm cho Cd được tìm thấy
trong đất nông nghiệp và trong lúa gạo. Trước thực trạng hệ thống thủy lợi tại
đồng bằng sông Hồng đang bị ô nhiễm trầm trọng từ các nguồn thải chưa được xử
lý, nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng nói chung và Cd nói riêng ngày càng lớn.
Chính vì vậy, NCS Vũ Thị Khắc và nhóm giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị
Hằng Nga và TS. Đinh Thị Lan Phương đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tích lũy
Cadimi trong lúa gạo trồng trên đất phù sa đồng bằng sông Hồng” – Ngành Môi trường
đất và nước.
Đây là đề
tài mang tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, góp phần vào việc
quản lý và nâng cao chất lượng nông sản, và bảo vệ môi trường của Việt Nam.
Một số
hình ảnh của buổi bảo vệ
Bộ môn Kỹ thuật và Quản lý Môi trường