Nhóm nghiên cứu mạnh Khoa Hóa và Môi trường

NHÓM ROOM – NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH KHOA HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG

Nhóm nghiên cứu mạnh là tập thể các nhà khoa học có năng lực chuyên môn tốt, xây dựng được định hướng nghiên cứu chung, được tổ chức dẫn dắt bởi một nhà khoa học uy tín, đạt sản phẩm nghiên cứu chất lượng cao. Trong các trường đại học, nhóm nghiên cứu mạnh tạo ra môi trường nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, khai thác tốt nguồn lực khoa học, là “đầu tàu,” hạt nhân, tiên phong trong hoạt động nghiên cứu. Các sản phẩm nghiên cứu chất lượng của nhóm không chỉ mang lại giá trị cho cộng đồng mà còn phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy trong nhà trường.

Năm 2020 , trường Đại Học Thuỷ Lợi thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh nằm trong định hướng chiến lược trở thành trường đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực; uy tín trong đào tạo và chuyển giao công nghệ hướng tới các vấn đề phát triển bền vững. Trong đó, Nhóm ROOM là một trong bốn nhóm nghiên cứu mạnh của Trường Đại học Thủy lợi với đề tài nghiên cứu tồn lưu, đánh giá rủi ro và giải pháp giảm thiểu của các chất hữu cơ bền (PTS) trong môi trường. Nhóm ROOM cũng nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy, từ đó hoàn chỉnh hướng nghiên cứu về ô nhiễm chất hữu cơ nói chung trong môi trường.

Nhóm bao gồm 11 thành viên với hơn 80 công trình quốc tế đã công bố. Trường nhóm là GS.TS Vũ Đức Toàn và các thành viên chủ chốt là PGS.TS Bùi Quốc Lập , PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương.

 

Các thành viên Nhóm ROOM – Khoa Hóa và Môi trường, Đại học Thủy lợi

TT

Họ và tên

Đơn vị

Chức vụ

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

1

GS. TS. Vũ Đức Toàn

Khoa Hóa và Môi trường, Trường ĐH Thủy Lợi

Phó Bộ môn Kỹ thuật Môi trường

Công nghệ Môi trường

Trưởng nhóm

2

PGS.TS. Bùi Quốc Lập

Khoa Hóa và Môi trường, Trường ĐH Thủy Lợi

Trưởng Khoa Hóa và Môi trường

Khoa học Môi trường

Thành viên chủ chốt

3

PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Hương

Khoa Hóa và Môi trường, Trường ĐH Thủy Lợi

Bộ môn Công nghệ Sinh học

Kỹ thuật Môi trường

Thành viên chủ chốt

4

TS. Nguyễn Hoài Nam

Khoa Hóa và Môi trường, Trường ĐH Thủy Lợi

Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Môi trường

Hóa lý và hóa lý thuyết

Tham gia

5

TS. Đinh Thị Lan Phương

Khoa Hóa và Môi trường, Trường ĐH Thủy Lợi

Bộ môn Hóa cơ sở

Môi trường đất và nước

Tham gia

6

PGS. TS. Từ Bình Minh

Khoa Hóa, ĐH KHTN, ĐHQGHN

Giảng viên cao cấp

Hóa phân tích

Tham gia

7

PGS. TS. Dương Thị Thủy

Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Giảng viên cao cấp

Độc học Môi trường sinh thái

Tham gia

8

PGS.TS. Bùi Thị Kim Anh

Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chuyên viên chính

Môi trường đất và nước

Tham gia

9

NCS. Tô Xuân Quỳnh

Khoa Bảo hộ Lao động, ĐH Công đoàn

Giảng viên

Khoa học Môi trường

Tham gia

10

NCS. Nguyễn Tiến Dũng

Trung tâm Công nghệ Môi trường Liên minh HTX Việt Nam

Trưởng phòng Thí nghiệm

Khoa học Môi trường

Tham gia

11

ThS. Vũ Thu Huyền

Khoa Khoa học biển và Hải đảo, Trường ĐH Tài nguyên MT

Trợ lý Khoa

Khoa học Môi trường

Tham gia

 
Trước thực trạng một số hóa chất hữu cơ sau khi được sản xuất và sử dụng rộng rãi trong nhiều năm mới bắt đầu phát hiện có độc tính cao, khả năng tích tụ sinh học cao, lan truyền hàng trăm km từ nguồn thải, tương đối bền, khó phân hủy trong môi trường. Dự án đề xuất của nhóm là sự phát triển, tiếp nối của các hoạt động khoa học về PTS của các thành viên trong nhóm từ 20 năm trước trở lại đây. Mục tiêu tổng quát của dự án là nghiên cứu tồn lưu, rủi ro (khí, nước, trầm tích, sinh vật) và giải pháp giảm thiểu của các chất PTS trong môi trường. Ngoài hướng nghiên cứu chủ đạo về PTS, nhóm còn các chuyên gia về xử lý nước thải bằng các công nghệ thân thiện môi trường, chi phí thấp. Do vậy, dự án cũng có một nhánh nghiên cứu về giải pháp giảm thiểu ô nhiễm các chất hữu cơ dề phân huỷ trong môi trường nước.
 
 

Với mục tiêu cuối cùng của nhóm là bảo vệ môi trường. Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững. Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Môi trường đang trong tình trạng bị ô nhiễm do chính sự vô ý thức của chúng ta. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm  môi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kèm với các bệnh nan y. Ngoài các căn bệnh nan y chúng ta không thể không nhắc đến các dịch bệnh đang bùng phát một cách mạnh mẽ trong thời gian qua. Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai. 

Chúng ta đều tin rằng, Nhóm ROOM nói riêng và các nhóm nghiên cứu mạnh của Trường Đại học Thủy lợi nói chung sẽ là hạt nhân, môi trường tốt cho các hoạt động nghiên cứu có định hướng, trong đó sự chia sẻ tri thức và tinh thần sáng tạo sẽ được đề cao. Việc triển khai xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh sẽ giúp hình thành nên những tập thể khoa học mạnh, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu lớn, mang tính dài hạn. Điều này không chỉ giúp nâng cao số lượng các công trình công bố quốc tế, giải pháp hữu ích, mà còn tăng cường khả năng hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đào tạo sau đại học và xếp hạng đại học theo các tiêu chuẩn quốc tế của Trường Đại học Thủy lợi.

(BTT-Khoa H&MT)