Bộ môn Kỹ thuật và Quản lý môi trường, Khoa Hóa và Môi trường – Đại học Thủy lợi, tiền thân là Bộ môn Môi trường (thành lập năm 1993, thuộc Khoa Thủy văn – Môi trường – ĐHTL), được thành lập tháng 10/2010 theo quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi
Hiện Bộ môn phụ trách các môn học ở cả 3 bậc đào tạo : Đại học, Cao học và Tiến sỹ.
Ngoài ra, Bộ môn còn tham gia giảng dạy 03 môn học bằng tiếng Anh cho Chương trình tiên tiến, phụ trách phòng thí nghiệm Kỹ thuật Môi trường. Đội ngũ giảng viên hiện có được đào tạo bài bản từ các nước như Úc, Thái lan, Nga, Hàn Quốc.
Bộ môn luôn chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên. Bài giảng được thường xuyên cập nhật. Là bộ môn chuyên ngành, vì vậy việc gắn kết giữa thực tế và lý thuyết luôn được Bộ môn quan tâm thông qua tổ chức nhiều đợt tham quan/thực tập môn học. Các chương trình thực tập đang tiếp tục được phát triển chuyên sâu nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức thực tế phù hợp với nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Hầu hết các giảng viên trong Bộ môn đều tham gia đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) và hướng dẫn NCKH sinh viên. Đây là một trong những thế mạnh của bộ môn.
Nhờ phát huy công năng của phòng thí nghiệm, chất lượng đào tạo được nâng cao, sinh viên không phải học chay, các đồ án tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học được triển khai theo hướng thực nghiệm đạt những kết quả tốt giúp sinh viên hiểu sâu hơn về kiến thức chuyên ngành.
Công tác hướng dẫn Đồ án tốt nghiệp hàng năm luôn được chú trọng. Các đề tài phong phú, đa dạng phù hợp với thực tế. Nhiều Đồ án xuất sắc được cử đi dự giải Loa Thành (kể từ 2011 đến nay) và kết quả đã có 01 giải Hội Đồng năm 2014 và 03 giải năm 2015 & 2016. Bộ môn thường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cho sinh viên để bổ túc thêm kiến thức cũng như một số kỹ năng "mềm" khác, cần có của người kỹ sư sau khi tốt nghiệp ra trường.
Sứ mệnh của bộ môn:
(1). Cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng phù hợp làm nền tảng cho việc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và quản lý môi trường trên cơ sở áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến.
(2). Gợi mở, định hướng các hướng nghiên cứu cho người học để phát triển tư duy nghiên cứu khoa học môi trường
(3). Liên tục cải tiến, cập nhật đề cương, bài giảng/giáo trình và phương pháp giảng dạy nhằm trang bị cho người học những kiến thức tốt nhất có thể.
Các nhiệm vụ cụ thể của Bộ môn:
Bộ môn phụ trách giảng dạy các môn học liên quan đến khoa học, kỹ thuật & quản lý môi trường cho cả 3 bậc học (ĐH, CH và NCS) của ĐHTL. Cụ thể :
+ Bậc Đại học : Phụ trách giảng dạy 15 môn học sau:
1- Đánh giá tác động môi trường
2- Môi trường và Đánh giá tác động môi trường
3- Sinh thái môi trường ứng dụng
4- Quản lý tài nguyên và môi trường
5- Quản lý chất lượng nước
6- Năng lượng và môi trường
7- Vận chuyển các chất ô nhiễm
8- Quản lý chất thải rắn và chất thải độc hại
9- Quy hoạch môi trường
10- Mô hình hóa các hệ thống môi trường
11- Kỹ thuật VSMT&SKCĐ
12- ISO 14000 và kiểm toán môi trường
13- Ô nhiễm phân tán và chất lượng nước (cho Chương trình tiên tiến)
14- Quản lý môi trường đô thị & KCN
15- Tin học ứng dụng trong KTMT
+ Bậc Cao học : Trực tiếp quản lý chuyên ngành CH KHMT và phụ trách giảng dạy 18 môn cho các ngành KHMT & KTMT của Khoa Môi trường và một số ngành của ĐHTL như sau :
1- Hệ thống sinh học và sinh thái
2- Quy hoạch và QLMT nâng cao
3- Vi sinh vật học thủy sinh
4- Thủy văn sinh thái
5- Đánh giá môi trường chiến lược
6- Thủy lực học môi trường
7- Sản xuất sạch hơn
8- Quản lý môi trường tổng hợp vùng ven bờ
9- Quản lý và khôi phục nguồn nước các sông đang bị ô nhiễm và suy thoái
10- Đa dạng sinh học và bảo tồn
11- Giám sát môi trường
12-Chính sách môi trường
13-Sinh thái đất ngập nước
14-Quản lý chất lượng nước
15-Đánh giá tác động môi trường xây dựng
16-Thực tập khoa học môi trường
17-Mô hình chất lượng nước mặt
18-Giám sát và đánh giá chất lượng nước (Dự án NICHE)
+ Bậc Tiến sỹ : Trực tiếp quản lý chuyên ngành Môi trường đất và nước và phụ trách giảng dạy 12 học phần Tiến sỹ cho 2 chuyên ngành Môi trường đất & nước và Kỹ thuật môi trường của ĐHTL như:
1-Mô hình hóa vận chuyển chất trong đất
2-Mô hình chất lượng nước mặt
3-Quản lý sự cố và hiểm hoạ môi trường
4-Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên và môi trường nước
5-Quản lí ô nhiễm tồn lưu
6-Giám sát và đánh giá chất lượng nước
7-Viễn thám và GIS nâng cao ứng dụng trong quản lý tài nguyên nước
8-Vận chuyển chất ô nhiễm nâng cao
9-Đánh giá tác động môi trường tích lũy
10-Bảo vệ môi trường lưu vực sông
11-Khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước LVS
12-Đánh giá kinh tế sinh thái trong khai thác sử dụng nguồn nước của lưu vực sông
Ngoài công tác giảng dạy, Bộ môn cũng chú trọng công tác NCKH – CGCN – PVSX. Bộ môn đã chủ trì thành công các đề tài NCKH cấp Bộ, đề tài nhánh cấp Nhà nước và các đề tài cấp cơ sở cũng như tham gia vào các hội đồng thẩm định, tư vấn các đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực môi trường và Tài nguyên nước.
Công tác hợp tác Quốc tế của Bộ môn trong đào tạo và NCKH cũng luôn được chú trọng đúng mức. Bộ môn đã có sự hợp tác trao đổi học thuật và đào tạo với Đại học Kyushu (Nhật Bản), Đại học Thammasat (Thái Lan), Đại học Siegen (Đức), Đại học Quốc gia Lào và một số trường Đại học khác trên thế giới.
Các kết quả chính đã đạt được:- Liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc trong các năm học kể từ ngày thành lập Bộ môn (10/2010) đến nay.
- 100% giảng viên của Bộ môn sử dụng thành thạo tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu công việc trong đó 50% GV có trình độ Tiến sỹ trở lên.
- Đã đào tạo thành công 7 Tiến sỹ chuyên ngành Môi trường đất và nước
- Góp phần đào tạo được nhiều thế hệ sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường, học viên CH ngành Khoa học môi trường và một số ngành khác của trường ĐHTL, từng bước khẳng định được vị trí và uy tín của mình trong đào tạo và NCKH
- Đã tạo lập được mối quan hệ quốc tế với một số trường đại học trên thế giới và các tổ chức liên quan khác.
Các Giáo trình và các ấn phẩm đã xuất bản1. Giáo trình Đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản Bách Khoa, 20192. Giáo trình Quản lý chất lượng nước, Nhà xuất bản Bách Khoa, 20203. Giáo trình Quản lý tài nguyên và môi trường, Nhà xuất bản Bách khoa, 20194. Giáo trình Môi trường & Đánh giá tác động môi trường (Tập 1&2), Nhà xuất bản Nông nghiệp, 20025. Lập mô hình động học hệ thống môi trường, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ Hà nội, 2010 (Sách dịch)Các hướng nghiên cứu chính:1. Nghiên cứu thủy động học chất lượng nước ở các vùng nước đứng: Giám sát, thu thập số liệu, đánh giá chất lượng nước; Lập mô hình số mô phỏng thủy động học và chất lượng nước.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thực vật thủy sinh trôi nổi đến thủy động học chất lượng nước ở các vùng nước đứng (ao, hồ…)3. Nghiên cứu lập mô hình chất lượng nước sông : Giám sát, thu thập số liệu và lập mô hình.4. Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật xử lý nước tự nhiên thân thiện với môi trường5. Các giải pháp kỹ thuật và quản lý về lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.6. Nghiên cứu các tác động của các kế hoạch/ dự án phát triển tới tài nguyên và môi trường.7. Nghiên cứu quy hoạch sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.