Ngày Nước Thế Giới 2020 – Nước Và Biến Đổi Khí Hậu

Ngày Nước Thế Giới 2020 – Nước Và Biến Đổi Khí Hậu

Ngày nước thế giới 2020, nhấn mạnh tầm quan trọng cấp thiết của việc tăng cường an ninh nguồn nước, và thiết lập khả năng tiếp cận nguồn cung cấp nước bền vững trước những thay đổi của biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.

NGUỒN GỐC NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiêp quốc (LHQ) về Môi trường và Phát triển trong Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc năm 1992 được tổ chức tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14/6/1992, LHQ đã ra nghị quyết lấy ngày 22/3 hàng năm là Ngày Nước thế giới, và bắt đầu được tổ chức thường niên từ năm 1993.

Hằng năm, LHQ lựa chọn một chủ đề cụ thể cho Ngày Nước thế giới để phản ánh những khía cạnh khác nhau về nước. Đây là một sự kiện quốc tế được tổ chức nhằm thu hút sự chú ý của người dân trên khắp trái đất để thấy được tầm quan trọng của tài nguyên nước - đặc biệt là các nguồn nước sạch - và góp phần tăng cường quản lý bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.

 

Hình 1: Chủ đề ngày nước thế giới

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC VÀTÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Mối liên hệ rõ ràng giữa nước và biến đổi khí hậu trong một thời gian dài đã bị bỏ qua trong các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quốc tế. Biến đổi khí hậu làm tăng cường độ và tần suất của thiên tai và các sự kiện cực đoan liên quan đến tài nguyên nước. Ủy ban Nước của Liên hiệp quốc (UN-Water) cũng dự đoán, hai phần ba dân số thế giới sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi thách thức về nguồn nước vào năm 2025. Khi dân số toàn cầu tăng lên, nhu cầu về nước tăng cũng khiến cho tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Theo đó, phải đề ra các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước và khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu.

NƯỚC Ô NHIỄM - ẢNH HƯỞNG

Nước sạch là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế. Chất lượng nước suy giảm đang kìm hãm tăng trưởng kinh tế, làm xấu đi tình trạng sức khỏe của người dân, giảm sản xuất lương thực và làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói ở nhiều quốc gia" – Ông David Malpass, Chủ tịch WB cho biết. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng đang làm giảm tới 1/3 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới” - Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 8/2019 đã thống kê. Ngoài ra, tăng trưởng GDP sẽ giảm 0,83% (khoảng một phần ba so với tốc độ tăng trưởng trung bình 2,33%). Điều này gây ra những tác động đến sức khỏe, nông nghiệp và hệ sinh thái và thể hiện một dấu hiệu rõ ràng về sự đánh đổi giữa lợi ích của sản xuất kinh tế và chất lượng môi trường cũng như các yếu tố bên ngoài kèm theo.

Theo ước tính, trong 20 năm qua tính đến nay, 77% thiệt hại kinh tế là do thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, cực đoan và biến đổi khí hậu gây ra. Cùng với đó, 1,3 triệu người đã bị mất mạng trong các thảm họa như sóng thần, động đất.

 

Hình 2: Hình ảnh đất bị khô cằn do cạn kiệt nước

THÔNG ĐIỆP NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI NĂM 2020

- Sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, bền vững giúp thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tài nguyên nước phải là yếu tố trung tâm của các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Hãy góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc thay đổi các thói quen sử dụng nước hằng ngày.

- Nước là tài nguyên quý giá! Hãy chung tay bảo vệ tài nguyên nước.

- Sử dụng nước hiệu quả là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

- Con người cần nước để tồn tại. Vì vậy, cần quản lý nước một cách an toàn và bền vững.

Để hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường đất, nước, không khí, Khoa Hóa và Môi trường – trường Đại học Thủy lợi cùng các sinh viên trong khoa đã có nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực đến môi trường.

Thầy cô và sinh viên khoa Hóa và Môi trường dạy và nghiên cứu về bụi không khí tại thành phố Hà Nội. Một trong những thành phố trọng điểm của đất nước Việt Nam, có sự phát triển về mọi mặt, kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch,… của đất nước.

Song song cùng hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh viên khoa Hóa và Môi trường còn được thầy cô cho đến các điểm tham quan nhà máy xử lý nước để học hỏi từ thực tế các công nghệ, quy trìhn vận hành, các yêu cầu cần đáp ứng để xử lý được nguồn nước bẩn, đáp ứng được tiêu chuẩn về nước sạch hay được phép xả thải.

 

Hình 3: Hình ảnh sinh viên khoa Hóa và Môi Trường tham quan nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Giang

Bên cạnh học tập, sinh viên còn có nhiều hoạt động bổ ích khác bảo vệ môi trường như: Dọn rác ở bãi biển Đồ Sơn - Hải Phòng, hay quyét vôi cho các gốc cây trong trường theo định kỳ hằng năm.

 

Hình 5: Sinh viên dọn rác tại bãi biển Đồ Sơn – Hải Phòng

 

Hình 6: Sinh viên tham gia quét vôi cho gốc cây

Tôi – bạn – chúng ta, hãy cùng nhau bảo vệ cuộc sống của chúng ta, hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường vì một thế giới không còn ô nhiễm, vì một tương lai lành mạnh, vì một sức khỏe xanh. Bảo vệ môi trường vì một thế giới xanh – sạch – đẹp.

(Ban Truyền Thông Khoa Hóa và Môi trường)