“Biết
thầy biết mình, điểm cao chỉ còn là phương pháp”
Học
tài thi phận là câu chuyện được kể sau mỗi mùa thi. Liệu có phải do may mắn
không mỉm cười với mình không? Làm thế nào để học tập hiệu quả, nắm vững kiến
thức mà vẫn chắc điểm số cao trong tay. Tất cả những bí mật sẽ được tiết lộ ngay
dưới đây:
* Đối với
hình thức thi tự luận
Tự luận là hình thức thi đòi hỏi sinh viên nhiều
kỹ năng nhất: ghi nhớ, khả năng tổng hợp, phân tích, liên kết các vấn đề và có
sự liên hệ với thực tế. Đây là dạng thi phổ biến nhất và cũng là dạng đề thi
khiến nhiếu sinh viên ngán ngẩm nhất. Những bài thi với các câu lí thuyết dài
lê thê, với một đống công thức phức tạp, thậm chí những câu hỏi mở đầy hóc búa.
Vậy làm thế nào để giải quyết chúng ? “ Học là cả quá trình”
Thứ
nhất,
luôn chú ý nghe giảng trên lớp, ghi chép hoặc note lại theo cách giúp bạn dễ hiểu
nhất, và đặc biệt chú ý cách các thầy cô tiếp cận và giải thích vấn đề đó. Điều
này là một điều quan trọng. Chăm chú nghe giảng trên lớp, bạn không chỉ được
thu nạp nhiều kiến thức, hiểu ngay vấn đề trên lớp, tiết kiệm thời gian học và
phục vụ cho cách làm bài thi.
Thứ
hai,
phương pháp hệ thống kiến thức bằng “ Bản đồ tư duy – Mindmap”.
Bản đồ tư duy
Phương pháp này đã được thử nghiệm ở nhiều quốc gia trên
Thế giới, áp dụng với nhiều môn học và đã cho kết quả khả thi ngoài sức tưởng
tượng. Thay vì phải nhớ cả 1 bài dài như một con vẹt, bạn chỉ cần nhớ về các “Key word – Từ khóa” gợi nhớ đến nội
dung của nó. Có thể thể hiện nó bằng chính từ khóa hoặc có thể dùng hình ảnh trực
quan. Phương pháp này giúp hệ thống kiến thức một cách có logic, đơn giản mà mỗi
người có thể thỏa sức sáng tạo, phát triển ý, thậm chí đi từ kiến thức tổng
quát đến tận cùng của vấn đề. Tuy nhiên, khi bắt đầu tiếp cận, có thể sẽ tốn
nhiều thời gian tìm các từ khóa, nhưng sau đó, khi đã làm quen dần, bạn có thể
dễ dàng ghi nhớ, tiếp cận một cách có tổ chức, phân bổ được thời gian và trau dồi
tư duy não bộ.
Có
nhiều bạn lại quen với kiểu làm đề cương truyền thống. Nhiều sinh viên đạt điểm
cao trong các kỳ thi, khi được hỏi, bí quyết là luôn luôn làm đề cương cho các
môn học. Làm đề cương sẽ là khâu chuẩn bị tốt nhất cho thi cử, là giai đoạn bạn
tổng ôn toàn bộ kiến thức, xâu chuỗi những vấn đề liên quan và gắn nó với thực
tế. Đừng chỉ làm đề cương theo kiểu copy nguyên đống bài giảng, hãy tiếp cận nó
bằng cách : Đọc câu hỏi – Trả lời trực tiếp – Giải thích câu trả lời – Cho ví dụ
minh họa và phân tích. Một mẹo nhỏ mà bạn có thể vận dụng, chính là nhớ lại
cách giảng viên dạy môn đó phân tích 1 câu hỏi và đoán xem giảng viên sẽ cần
mình thể hiện cái gì trong câu trả lời, đó chính là hiệu quả của việc luôn chú
ý nghe giảng trên lớp đó.
Thứ
ba, học nhóm. Có nhiều bạn lại cảm thấy thiếu tập trung
khi học đông người tuy nhiên, theo những khảo sát dành cho sinh viên, học nhóm
giúp họ tiếp nhận kiến thức nhanh hơn, hiểu vấn đề một cách kỹ lưỡng và sâu hơn
hơn nhờ có bạn bè hỗ trợ. Một cái đầu thì khó có thể tốt hơn rất hiều cái đầu
cùng suy nghĩ chứ nhỉ?
Sinh viên khoa Môi trường tổ chức học
nhóm
*Đối với
hình thức thi trắc nghiệm
Đây
là kiểu đề thi cũng được nhiều sinh viên thích thú, đặc biệt những sinh không
thích viết hoặc chữ xấu. Những bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu
giải nhanh, không rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Giải nhanh
chính là chìa khóa bạn có được điểm cao ở bài thi trắc nghiệm.
Thứ
nhất,
tự hệ thống lại kiến thức của mỗi chương bằng sơ đồ tư duy. Gạch chân những chỗ
chưa hiểu để trao đổi với thầy cô, bạn bè.
Thứ
hai,
trong quá trình làm bài thi cần biết cách phân bố thời gian và nhớ không được bỏ
trống đáp án, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” là câu châm ngôn khi làm bài trắc
nghiệm, dù không biết làm nhưng hãy cố gắng khoanh bằng hết các câu, biết đâu
may mắn mỉm cười với mình thì sao nhỉ.
Thứ
ba,
chăm hay không bằng tay quen, làm nhanh và cẩn thận những câu mà mình đã làm rồi,
để đến lúc nhìn lại mình chỉ nhìn nhanh mà không cần nhìn kĩ mất thời gian.
*Đối với
thi thực hành, thí nghiệm
Nhắc đến phương pháp học với hình thức thi thí nghiệm, bạn Nguyễn Đức
Thành – sinh viên lớp 58KTH – ngành Kỹ thuật Hóa học, vừa đạt giải ba
nghiên cứu khoa học có chia sẻ lại cách học như sau:
Thứ nhất, bám
sát kiến thức, kĩ năng trong sách hướng dẫn thí nghiệm.
Thứ
hai,
ôn theo nhóm: tổ chức hình thức học tập theo nhóm. Thông qua nhóm học tập, các
bạn sinh viên có thể dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra các vấn đề lưu ý khi
tiến hành thí nghiệm. Tập dự đoán đưa ra những câu hỏi trong đề thi và tự trả lời.
Thứ
ba,
cần biết cách phân bố thời gian ôn thi hợp lý. Buổi tối nên bắt đầu học từ 19h
đến 23 h là đi ngủ. Buổi sáng khoảng 5h thức dậy học đến 6h thì nghỉ. Đây là 2
mốc thời gian quan trọng dễ tự bổ sung kiến thức nhất. Thời gian còn lại trong
ngày có thể tìm những nơi yên tĩnh để học không thì dạo chơi cho khuây khỏa,
sau đó về học tiếp.
Cuối
cùng,
trước buổi thi nên đến trước khoảng 10-15 phút xem lại các hóa chất và thiết bị
để nhớ lại cách sử dụng, vận hành.
Sinh viên Nguyễn Đức Thành – lớp 58
KTH trong giờ thực hành thí nghiệm
“Thất bại trong chuẩn bị cũng có nghĩa là chuẩn bị
thất bại”, do đó muốn
không “Học tài thi phận”, có kết quả tốt, cần học tập một cách chủ động. Ý thức
học tập tốt cùng những nỗ lực của bản thân cộng thêm những bí quyết học tập phù
hợp sẽ giúp các bạn đủ sức mạnh để “ra trận”. Một lượng kiến thức được ôn tập
kĩ lưỡng, khoa học và một tinh thần minh mẫn sẽ giúp bạn vượt qua mùa thi với kết
quả mà bản thân mong đợi. Chúc các bạn sinh viên thành công!
(Ban truyền thông Khoa Môi trường)