Trong những số trước, bạn đã được cung cấp phương pháp để đạt điểm số cao hay những ưu nhược điểm của việc lựa chọn tự học hay học nhóm. Lần này, chúng ta sẽ bàn về 1 topic khá hay trong chủ đề học tập đó là tổng hợp những bí kíp đánh bại mọi kiểu đề thi.
BÍ QUYẾT ĐÁNH BAY MỌI KIỂU ĐỀ THI
Trong
những số trước, bạn đã được cung cấp phương pháp để đạt điểm số cao hay những
ưu nhược điểm của việc lựa chọn tự học hay học nhóm. Lần này, chúng ta sẽ bàn về
1 topic khá hay trong
chủ đề học tập đó là tổng hợp những bí kíp đánh bại mọi kiểu đề thi.
Nếu
bạn là fan hoặc đã từng được xem chương trình Đường lên đỉnh Olympia được phát
sóng trên VTV, bạn hẳn sẽ thuộc lòng những phần thi và đó cũng chính là những giai đoạn mà bạn phải thực hiện để leo được lên đỉnh
núi. Việc học cũng giống như việc bạn đang leo lên 1 đỉnh núi, cũng có 4 giai
đoạn mà chúng ta cần phải vượt qua:
1. Giai đoạn khởi động:
Điều
đầu tiên, cần biết mình sẽ đi đâu, đó là xác định mục tiêu. Dành cho mình vài phút để note lại những
môn học sẽ học trong giai đoạn đó, nghiên cứu chiến lược một cách nghiêm túc và
lên thời gian biểu phù hợp cho bản thân.
Sẽ
dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn chủ động tìm hiểu về môn học, tài liệu hoặc bài
giảng phục vụ cho môn học đó. Kinh nghiệm mà bạn có thể sử dụng là liên hệ với các
“bậc tiền bối” khóa trên để
xin tài liệu hoặc tham khảo kinh nghiệm học tập. Nếu chỉ cần
qua môn, bạn chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản nhất trong nội dung học,
còn nếu muốn điểm số xuất sắc, bạn cần tham khảo thêm các tài liệu chuyên sâu,
có thể là giáo trình tiếng anh hoặc những kiến thức bên ngoài tiết học.
2. Giai đoạn vượt chướng ngại vật
Quá
trình học chiếm khoảng 50 – 70% hiệu quả của việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức.
Cần ghi chép bài đầy đủ, đặc biệt là những phần mở rộng kiến thức vì đấy có thể
là điểm cộng trong phần khó của đề thi đấy nhé. Nếu phần nào không hiểu thì cần
mạnh dạn trao đổi ngay với thầy cô hoặc bạn bè để được giải đáp các thắc mắc,
không giấu dốt.
3. Giai đoạn tăng tốc:
Trong
giai đoạn này, việc làm đề cương là vô cùng quan trọng. Sơ đồ nhánh cây hoặc bản
đồ tư duy (mind map) là cực kì hữu hiệu. Nhớ lấy thêm ví dụ và phân tích để hiểu
sâu và ghi nhớ chúng theo cách
riêng của bạn. Nếu bạn chưa biết về bản đồ tư duy, tìm trên Internet hoặc tìm lại
bài viết số trước để tìm hiểu về nó nhé!
4. Giai đoạn về đích
Đi
thi.
Hình thức thi tự luận
Để làm tốt bài thi có câu hỏi tự luận, bạn phải
chứng tỏ được rằng bạn có thể nhớ lại tất cả các thông tin liên quan, diễn tả
được rằng bạn hiểu cách áp dụng chúng vào câu hỏi và có thể sắp xếp các thông
tin theo cách tốt nhất có thể. Hãy đưa cho người chấm 1 câu trả lời
ngắn gọn, súc tích và đầy đủ nhất có thể.
Phân bổ thời gian hợp
lý: thường thì với hình thức tự luận, câu khó làm trước, câu dễ làm sau nhưng nếu
bạn muốn, có thể làm ngược lại.
Những phút cuối làm baì tự luận, sau khi trả lời tất cả các
câu hỏi, lý tưởng nhất là bạn nên dành 15 phút cuối để đọc lại bài như dự tính.
Đây là những phút quan trọng nhất. Chắc chắn là bạn sẽ phát hiện ra vài lỗi nhỏ
và một số thông tin bi bỏ lỡ.
Vậy thì chúng ta nên
kiểm tra lại bài tự luận như thế nào mới được :
- Đọc
lại câu hỏi để đảm bảo bạn đã hiểu câu hỏi câu hỏi chính xác.
- Đọc
lại bài thi tự luận và các câu trả lời ngắn để bảo đảm những câu trả lời
này không lạc đề và không có lỗi gì. Cũng bảo đảm rằng
không có ý chính quan trọng nào bị bỏ sót.
Hình thức trắc nghệm
So với hình thức tự luận, có vẻ như nhiều bạn lại thích hình thức thi trắc
nghiệm hơn. Thay vì viết những câu trả lời tự luận dài thì thí sinh được yêu cầu
lựa chọn những đáp án đúng nhất. Một vài lưu ý khi làm bài trắc nghiệm như sau:
· Đọc kĩ câu hỏi ( rất nhiều bạn khi đi
thi đọc thiếu 1 chữ “không” thành ra bỏ luôn điểm câu đó)
· Tìm được key word của câu hỏi.
· Nhận diện câu dễ hay khó: nếu là câu khó
và bạn biết mình chưa thể trả lời ngay thì hãy để lại (để lại chứ không phải bỏ
luôn nhé), còn nếu là câu dễ thì tất nhiên là làm câu đó rồi.
· Đừng làm quá chi tiết: hãy nhớ thi trắc
nghiệm ta chỉ quan tâm đến kết quả, vì vậy hãy chuẩn bị cho mình những mẹo hay
như:
- Suy ngược từ đáp án ra đề bài: suy từ kết
quả ra đề bài nếu bằng nhau thì kết quả đó là đáp án.
- Loại trừ: loại trừ đi các đáp án sai để
suy ra đáp án
đúng
- Phỏng đoán (chỉ dùng với những câu hỏi
không áp dụng được 2 mẹo trên)
- Ngoài ra còn một số mẹo dùng máy tính
siêu tốc trong các bài tính toán mà bạn có thể dễ dàng “google” ra.
- Đối với những câu quá khó chưa làm được ở trên thì bạn có thể tập hơp lại
sau khi làm hết câu dễ rồi tất cả chọn cùng 1 đáp án (A,B,C hoặc D) xác suất
trúng một vài câu sẽ cao hơn việc điền “bừa” từng câu.
- Không học tủ: học tủ với hình thức trắc nghiệm dễ bị tủ đè lắm nha.
- Làm quen với bút chì, tẩy, cách tô đáp
án.
Có một lỗi thường gặp đối với cả hai dạng đề thi là thí
sinh quên điền thông tin trong phiếu thi. Đây là lỗi rất nặng, có thể làm thất
lạc bài và không có kết quả dù bạn đã làm bài rất tốt.
Phúc tra bài thi: Thật ra thì chẳng ai mong muốn mình rơi vào tình huống
phải phúc tra, không chỉ mất phí mà còn phải chờ đợi kết quả sau phúc tra. Đã
có nhiều trường hợp, có những thí sinh điểm trả về là dưới trung bình nhưng sau
phúc tra thì nhận về điểm giỏi đó nhé. Vậy nên, nếu bạn thực sự tin rằng bạn xứng
đáng với một kết quả cao hơn, hãy mạnh dạn làm đơn phúc tra để nhận được một kết
quả xứng đáng.
Hi vọng với chuỗi bài viết vể chủ đề học tập sẽ cung cấp
những điều bổ ích giúp các bạn có thể tự tin đạt kết quả học tập tốt nhất. Mong
sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ hơn của bạn đọc để chúng mình có thêm động lực tổng
hợp các bài viết hay thú vị tới độc giả.
(Ban Truyền thông Khoa Môi trường)