Thực tập ngành Kỹ thuật môi trường

Thực tập ngành Kỹ thuật môi trường - hành trang vững cho các kỹ sư môi trường

Quarter life crisis ( Khủng hoảng đầu đời) hẳn là trạng thái mà hầu hết sinh viên sắp ra trường đang trải qua. Khi mà trong đầu luôn tự hỏi, mình sẽ làm gì tiếp phía sau cánh cửa của trường. Tốt nghiệp, là khi bạn có trong tay một phần không nhỏ những kiến thức, kỹ năng mà thầy cô trao cho, bạn bè giúp đỡ và cả bản thân mình tích lũy, nỗ lực trong hơn 5 năm học tại trường. Là khi bạn hiểu chuyên ngành của mình là gì nhưng mơ hồ những trải nghiệm thực tế bên ngoài, tự hỏi liệu mình có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng? hay mình sẽ “ trôi dạt” nơi đâu?

- Sau tốt nghiệp cậu định làm gì? Xin việc ở đâu?

- Kỹ sư môi trường là làm gì? Vận hành thiết bị thực tế ra sao?

- Đã bao giờ c nhìn thấy dây chuyền xử lý thực tế ra sao chưa? Ở đó họ vận hành thế nào?

Vậy đó, hàng vạn câu hỏi mà những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp kháo tai nhau vậy? Nhưng, chúng tớ, những sinh viên Môi trường – Đại học Thủy Lợi đã được giải đáp những câu hỏi đó bằng chuyến thực tập dài hơn 2 tuần với nhiều trải nghiệm thú vị và những bài học thực tế hữu ích tại trung tâm ngành nước CNEE, một số nhà máy xử lý nước và thăm quan trạm xử lý nước thải của trường Đại học Thủy lợi cơ sở mở rộng phố hiến - Hưng Yên nữa.

Nếu như ở cơ sở mở rộng phố hiến - Hưng Yên là ví dụ rõ ràng nhất về một dây chuyền xử lý nước thải quy mô trường học, những bài thực hành về nguyên lý hoạt động thủy lực, phân tích quá trình hoạt động của các bể, giúp sinh viên liên hệ lý thuyết vào thực tiễn, có thể tự điều chỉnh cũng như quan trắc chất lượng nước ngay tại trường thì tại CNEE Gia Lâm là những trải nghiệm vận hành thực tế và trực quan, làm tiền đề rất lớn cho quá trình định hình nghề nghiệp sau này, học được cả những điều mà trước giờ chưa được học : cấu tạo của các loại ống dẫn nước, về hàn ống, nối ống, về an toàn điện trong nhà máy, tham quan các mô hình thu nhỏ của dàn mưa, bể lọc, thí nghiệm Gia test,… Tại đây, các thầy cô cũng chia sẻ những Tips rất bổ ích về hướng phát triển đồ án, xu thế việc làm, được tự tay hàn nối ống... khiến cả lớp chú ý và thích thú hơn rất nhiều. Và còn nhiều những bài học thực tế khác nữa.

Vậy đó, hàng vạn câu hỏi mà những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp kháo tai nhau vậy? Nhưng, chúng tớ, những sinh viên Môi trường – Đại học Thủy Lợi đã được giải đáp những câu hỏi đó bằng chuyến thực tập dài hơn 2 tuần với nhiều trải nghiệm thú vị và những bài học thực tế hữu ích tại trung tâm ngành nước CNEE, một số nhà máy xử lý nước và thăm quan trạm xử lý nước thải của trường Đại học Thủy lợi cơ sở mở rộng phố hiến - Hưng Yên nữa.

 

 

Nếu như ở cơ sở mở rộng phố hiến - Hưng Yên là ví dụ rõ ràng nhất về một dây chuyền xử lý nước thải quy mô trường học, những bài thực hành về nguyên lý hoạt động thủy lực, phân tích quá trình hoạt động của các bể, giúp sinh viên liên hệ lý thuyết vào thực tiễn, có thể tự điều chỉnh cũng như quan trắc chất lượng nước ngay tại trường thì tại CNEE Gia Lâm là những trải nghiệm vận hành thực tế và trực quan, làm tiền đề rất lớn cho quá trình định hình nghề nghiệp sau này, học được cả những điều mà trước giờ chưa được học : cấu tạo của các loại ống dẫn nước, về hàn ống, nối ống, về an toàn điện trong nhà máy, tham quan các mô hình thu nhỏ của dàn mưa, bể lọc, thí nghiệm Gia test,… Tại đây, các thầy cô cũng chia sẻ những Tips rất bổ ích về hướng phát triển đồ án, xu thế việc làm, được tự tay hàn nối ống... khiến cả lớp chú ý và thích thú hơn rất nhiều. Và còn nhiều những bài học thực tế khác nữa.


 

Thực tập môi trường không chỉ là môn học cần thiết để bổ sung kiến thức thực tế trước khi ra trường mà còn là dịp cuối cùng để cả lớp được cùng nhau ngồi trao đổi những định hướng, kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học, hoạt động ngoại khóa tập thể. Chắc chắn rằng đây sẽ là một chuyến đi bổ ích, một kỷ niệm đẹp mỗi khi nhớ về của các “Tân kỹ sư môi trường”. Đây cũng sẽ là hành tranh hữu ích để mỗi kỹ sư khi bước khỏi cánh cổng trường thêm tự tin, say mê với nghề và cống hiến cho những dự định lớn lao. Chúc tất cả các kỹ sư môi trường ngày một thành công hơn trên chặng đường phía trước.


 
(Ban truyền thông Khoa hóa và môi trường)