Hoạt động khoa học công nghệ của ngành Kỹ thuật hóa học

Bộ môn Kỹ thuật Hóa học được thành lập theo Quyết định số 1378/QĐ-ĐHTL ngày 30/06/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi. Nhân lực của bộ môn có 5 giảng viên và 01 kỹ thuật viên. Các giảng viên đều có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, có 01 Phó Giáo sư và 02 tiến sĩ.

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA NGÀNH

KỸ THUẬT HÓA HỌC

Bộ môn Kỹ thuật Hóa học được thành lập theo Quyết định số 1378/QĐ-ĐHTL ngày 30/06/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi. Nhân lực của bộ môn có 5 giảng viên và 01 kỹ thuật viên. Các giảng viên đều có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, có 01 Phó Giáo sư và 02 tiến sĩ.

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, bắt kịp với xu thế phát triển, phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh và chiến lược phát triển của Nhà trường. Bộ môn luôn chú trọng nghiên cứu khoa học và phát triển sản xuất. Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn đều thuộc các lĩnh vực đang được sự quan tâm của các nhà khoa học và toàn xã hội. Các hướng nghiên cứu điển hình của bộ môn:

1. Sản xuất các sản phẩm hóa mỹ phẩm (nước rửa chén, dầu gội đầu, nước rửa tay, sữa tắm…) có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường.

2. Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano và ứng dụng của chúng trong lĩnh vực y sinh, xử lí môi trường, vật liệu xây dựng và công nghiệp.

3. Nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải công nghiệp, nông nghiệp và ứng dụng trong các lĩnh vực: xây dựng, thủy lợi và giao thông.
4. Nghiên cứu tổng hợp phức chất của các nguyên tố đất hiếm và ứng dụng của chúng trong lĩnh vực nông nghiệp.

5. Nghiên cứu tổng hợp phức chất của các kim loại chuyển tiếp và ứng dụng để tạo màu cho men và gốm sứ.

6. Nghiên cứu, tìm kiếm, phát hiện các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên ứng dụng làm dược phẩm, bảo quản nông sản và thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh hoạt động NCKH của giảng viên, hoạt động NCKH của sinh viên cũng phát triển và có những thành tích đáng ghi nhận. NCKH sinh viên lần thứ 33 năm học 2019 - 2020, ngành Kỹ thuật Hóa học đã có sự vượt trội về cả chất lượng và số lượng cụ thể đã có 8 đề tài với 14 sinh viên tham gia.

 
Các sản phẩm sản xuất tại Phòng Thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học, Khoa Hóa và Môi trường 

Các nghiên cứu đều có bước tiến mới về số lượng và chất lượng, tiếp cận với nhiều vấn đề mới trên thế giới, trong các lĩnh vực khác nhau như hóa vật liệu, hóa dược, hóa học các hợp chất thiên nhiên và hóa phân tích. Đề tài “Tổng hợp vật liệu Li1-xNaxNi0.5Mn0.5O2 và ứng dụng làm vật liệu dương cực cho pin lithium” đã nghiên cứu tổng hợp vật liệu cải thiện tính năng sạc của pin lithium sử dụng cho các thiết bị lưu trữ năng lượng mật độ cao. Đề tài “Nghiên cứu mô phỏng tương tác giữa các hợp chất trong cây Cannbis Sativa L. trên enzyme pfDHFR-TS của kí sinh trùng gây bệnh sốt rét” đã nghiên cứu phương pháp sàng lọc hiệu năng cao định hướng cho việc phát triển các loại thuốc mới trong điều trị bệnh sốt rét.

Đặc biệt đề tài “Tổng hợp vật liệu Li1-xNaxNi0.5Mn0.5O2 và ứng dụng làm vật liệu dương cực cho pin lithium” của nhóm sinh viên Lê Phan Cẩm Linh -58KTH và Phan Thị Minh Hằng - 59KTH đã công bố khoa học trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đạt giải nhì cấp trường và tham gia dự thi NCKH sinh viên toàn quốc.

 

Các nhóm sinh viên báo cáo tại hội nghị NCKH SV lần thứ 33, Tiểu ban Kỹ thuật Hóa học

 

Hoạt động NCKH là tiền đề cho sinh viên làm tốt các báo cáo thực tập chuyên ngành, thực tập tốt nghiệp cũng như đồ án tốt nghiệp và các nghiên cứu chuyên sâu sau này.

Với lòng say mê, nhiệt huyết cùng với sự nỗ lực của toàn thể bộ môn dưới sự lãnh đạo sâu sắc, kịp thời của Ban Giám hiệu nhà trường và Ban Chủ nhiệm Khoa, hy vọng trong tương lai không xa, ngành KTHH sẽ là thế mạnh của trường Đại học Thủy lợi, góp phần khẳng định và đưa thương hiệu của trường đến với bạn bè trong nước và quốc tế.