Hoạt động khoa học công nghệ của Bộ môn Quản lý môi trường

Tổng số giảng viên của Bộ môn hiện nay là 7 người, hầu hết tốt nghiệp sau đại học tại các nước phát triển như Đức, Hà Lan, Úc, Nhật,... 86% số giảng viên có học vị TS, và 43% số giảng viên có học hàm PGS, Giảng viên cao cấp.

Bộ môn Quản lý môi trường (QLMT), Khoa Hóa và môi trường, Đại học Thủy Lợi (ĐHTL) được thành lập vào tháng 10/2010 theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi, tiền thân là Bộ môn Môi trường (thành lập năm 1993, thuộc Khoa Thủy văn– Môi trường).

Tổng số giảng viên của Bộ môn hiện nay là 7 người, hầu hết tốt nghiệp sau đại học tại các nước phát triển như Đức, Hà Lan, Úc, Nhật,... 86% số giảng viên có học vị TS, và 43% số giảng viên có học hàm PGS, Giảng viên cao cấp.

 

Ảnh: Giảng viên Bộ môn QLMT qua các thời kỳ

 

Bộ môn QLMT phụ trách giảng dạy các môn học liên quan đến khoa học, kỹ thuật & quản lý môi trường cho cả 3 bậc học của ĐHTL, như: đại học (Phụ trách giảng dạy 15 môn học), cao học (Trực tiếp quản lý chuyên ngành Khoa học Môi trường (KHMT) và phụ trách giảng dạy 18 môn cho các ngành KHMT & Kỹ thuật Môi trường (KTMT) của Khoa Hóa và Môi trường và một số ngành của ĐHTL) và nghiên cứu sinh (Trực tiếp quản lý chuyên ngành Môi trường đất và nước và phụ trách giảng dạy 12 học phần Tiến sỹ cho 2 chuyên ngành Môi trường đất & nước và KTMT của ĐHTL). Năm 2019, Bộ môn đã hoàn thành hướng dẫn 01 Nghiên cứu sinh chuyên ngành Môi trường đất và nước và đã được cấp bằng; hướng dẫn 01 sinh viên viên ngành Kỹ thuật Môi trường đạt giải đồ án tốt nghiệp xuất sắc (Giải Loa Thành).

Ngoài công tác giảng dạy, Bộ môn cũng rất chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ sản xuất. Bộ môn đã chủ trì và tham gia vào nhiều đề tài NCKH thuôc quỹ Nafosted, đề tài cấp Bộ, đề tài nhánh cấp Nhà nước và các đề tài cấp cơ sở cũng như tham gia vào các hội đồng thẩm định, tư vấn các đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Gần đây nhất (12/2019), Bộ môn, dưới sự chủ trì của PGS.TS Bùi Quốc Lập, đã thực hiện thành công đề tài Cấp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với tên đề tài “Đánh giá môi trường chiến lược của Chiến lược Thủy lợi Việt Nam giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045”. 

Công tác hợp tác Quốc tế của Bộ môn trong đào tạo và NCKH cũng luôn được chú trọng. Bộ môn đã có sự hợp tác, trao đổi học thuật và đào tạo với Đại học Kyushu (Nhật Bản) thông qua dự án SOWACC (bảo tồn môi trường đất và nước khu vực Đông Nam Á) , Đại học Thammasat (Thái Lan), Đại học Siegen (Đức), Đại học Quốc gia Lào thông qua dự án nâng cao năng lực đào tạo về kỹ thuật và quản lý môi trường  cho ĐH Quốc gia Lào do DAAD tài trợ và một số trường Đại học khác trên thế giới.

Đặc biệt trong 05 năm trở lại đây, Bộ môn đã có 45 bài báo đăng trên các Tạp chí và kỷ yếu Hội thảo khoa học trong nước; 18 bài báo đăng trên các Tạp chí và kỷ yếu Hội thảo khoa học nước ngoài.

Hiện tại các thành viên của bộ môn đang chủ trì 01 đề tài NCKH thuộc quỹ Newton Fund- UK- Indonesia-Thailand-Vietnam (thông qua Quỹ Nafosted), với Đề tài ““MOnitoring Mangrove ExteNT & Services: What is controlling Tipping Points?” (Tên tiếng Việt: “Giám sát quy mô và các dịch vụ rừng ngập mặn (MOMENTS): Yếu tố kiểm soát điểm tới hạn?” (Mã số: NE/P014127/1) do TS Nguyễn Thị Xuân Thắng chủ trì. Mục tiêu của đề tài sẽ tìm ra sự khác biệt thực sự xảy ra giữa việc đánh giá những thay đổi ngắn hạn với các xu hướng dài hạn trong lớp phủ rừng ngập mặn (RNM) ở Việt Nam, đặc biệt đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Các kết quả chính đạt được là: thiết lập được mô hình điểm tới hạn của RNM, giúp cho công tác quản lý thích hợp hơn và tăng sự thành công trong việc phục hồi; xây dựng được mô hình kinh tế cho các dịch vụ hệ sinh thái RNM; tạo cơ sở xây dựng phần mềm nguồn mở RSGISLib, dựa trên sự phát triển hệ thống giám sát RNM. Dự án có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng địa phương, chính quyền ở địa phương và quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác, với khả năng ứng dụng không chỉ ở đồng bằng Sông Hồng mà còn ở bất cứ khu vực nào, dọc theo những dải RNM nhằm bảo vệ các bờ biển dễ bị tổn thương. Ngoài ra, Bộ môn đang chủ trì, thực hiện triển khai Chương trình Erasmus+ SEA ASIA (Đánh giá Môi trường Chiến lược tại Châu Á) giai đoạn 2019-2022, do PGS.TS Vũ Hoàng Hoa chủ trì. Mục tiêu nâng cao năng lực giảng dạy đánh giá môi trường chiến lược, cung cấp một số thiết bị thí nghiệm cho phòng thí nghiệm KTMT.

Các định hướng nghiên cứu của bộ môn đều thuộc các lĩnh vực đang rất được ưu tiên, quan tâm của các nhà khoa học và toàn xã hội, như:

·      Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và đánh giá tác động đến môi trường (ĐTM);

·      Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật xử lý nước và nước thải thân thiện với môi trường;

·      Quản lý bảo vệ chất lượng nước bằng công cụ mô hình (Nghiên cứu thủy động học chất lượng nước);

·      Nghiên cứu lập mô hình chất lượng nước sông: Giám sát, thu thập số liệu và lập mô hình…;

·      Nghiên cứu ảnh hưởng của thực vật thủy sinh trôi nổi đến thủy động học chất lượng nước ở các vùng nước đứng (ao, hồ…);

·       Các giải pháp kỹ thuật và quản lý về lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

·      Giáo dục về BĐKH; Nghiên cứu khai thác, sử dụng và bảo vệ các vùng đất ngập nước và BĐKH, tác động đến tài nguyên MT nước, hệ sinh thái…; Đánh giá tác động của BĐKH tại các khu vực dễ bị tổn thương và đề xuất giải pháp ứng phó; Quản lý tổng hợp lũ và thiên tai lũ trong điều kiện BĐKH; Xâm nhập mặn và vận chuyển bùn cát; Nghiên cứu về dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn trong thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH, đặc biệt cho các tỉnh ven biển; Các giải pháp thích ứng và sinh kế với BĐKH. Nghiên cứu các phương pháp tưới phù hợp nhằm quản lý dinh dưỡng đất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường…

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những bước chuyển mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống- xã hội trong thế kỷ 21, đặt ra cho công tác nghiên cứu khoa học các cơ hội và thách thức, đặc biệt phải đổi mới từ một nền giáo dục truyền thống, nặng về trang bị kiến thức cho người học sang nền giáo dục giúp phát triển kỹ năng, thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo, hỗ trợ triển khai mô hình 4 nhà: nhà nước- nhà trường - nhà khoa học và doanh nghiệp./.