Chuyên ngành Tiến sỹ Môi trường đất và nước

Cung cấp các kiến thức chuyên sâu phục vụ quản lý bền vững môi trường đất và nước, các lĩnh vực khác liên quan; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học về phòng tránh, khắc phục và cải thiện môi trường đất & nước.

Tên tiếng Việt: Môi trường đất & nước;
Tên tiếng Anh: Soil and Water Environment


1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO


Chuyên ngành Môi trường đất & nước trang bị cho nghiên cứu sinh các kiến thức chuyên sâu để có được trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp; đào tạo các kỹ năng cần thiết phục vụ độc lập nghiên cứu khoa học như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; khả năng vận dụng sang tạo kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong Luận án. Sau khi hoàn thành chương trình, người học sẽ tích lũy được các kiến thức chuyên sâu phục vụ quản lý bền vững môi trường đất và nước, các lĩnh vực khác liên quan; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học về phòng tránh, khắc phục và cải thiện môi trường đất & nước.

Nghiên cứu sinh chuyên ngành Môi trường đất & nước sau khi nhận học vị Tiến sĩ có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các trường Đại học và các Viện, các Bộ; làm việc ở các Sở khoa học công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..., Có khả năng làm việc tại các công ty tư vấn về công nghệ - kỹ thuật và quản lý môi trường Việt Nam và Quốc tế.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

- Hệ tập trung: Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng Thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp Đại học là 4 năm tập trung liên tục.

- Hệ không tập trung: Thời gian đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp Đại học là 5 năm, người có bằng Thạc sĩ là 4 năm, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Trường ĐHTL để thực hiện đề tài nghiên cứu.

3. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC TUYỂN SINH

3.1. Đối tượng tuyển sinh
- Ngành/chuyên ngành đúng, phù hợp: Khoa học Môi trường; Kỹ thuật môi trường; Khoa học đất; Các ngành thuộc khối Sinh học ứng dụng, Hóa học khác có chương trình đào tạo ở trình độ đại học hoặc thạc sĩ khác nhau dưới 10% của khối kiến thức ngành tương ứng.
- Ngành/chuyên ngành gần: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường; Thủy văn học; Hóa phân tích; Hóa môi trường; Kỹ thuật hóa học; Các ngành thuộc khối Khoa học trái đất; Khoa học tự nhiên; Xây dựng.
(Các trường hợp ngành/chuyên ngành gần khác ngoài danh mục này sẽ được Khoa xem xét và quyết định).
3.2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

4. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

4.1.Các học phần bổ sung

Các học phần bổ sung, chuyển đổi là các học phần giúp nghiên cứu sinh (NCS) có đủ kiến thức và đạt được trình độ chuyên môn cơ bản để thực hiện nhiệm vụ của NCS.

a. Đối với NCS có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành đúng, phù hợp với ngành đăng ký: Không phải học các học phần bổ sung.

b. Đối với NCS có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành gần với ngành đăng ký: Phải học bổ sung tối thiểu 08 tín chỉ

c. Đối với NCS có bằng đại học ngành/chuyên ngành đúng, phù hợp với ngành đăng ký: Phải học đủ số tín chỉ theo chương trình đào tạo thạc sĩ ngành/chuyên ngành tương ứng.

4.2.Các học phần tiến sĩ: 08 tín chỉ

Các học phần ở trình độ tiến sĩ giúp NCS cập nhật các kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; nâng cao trình độ lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, thiết yếu của lĩnh vực nghiên cứu.Các học phần ở trình độ tiến sĩ là những học phần căn bản, liên quan đến những kiến thức cốt lõi ở mức độ cao của ngành và chuyên ngành. Mỗi học phần ở trình độ tiến sĩ có khối lượng từ 2 đến 3 tín chỉ.

4.3. Tiểu luận tổng quan và 03 chuyên đề tiến sĩ: 08 tín chỉ

- Yêu cầu tiểu luận tổng quan (2 TC): là một đề cương chi tiết cho luận án tiến sĩ (LATS), bao gồm việc giới thiệu tổng quan, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án của các tác giả trong và ngoài nước; trình bày rõ tên đề tài LATS, các yêu cầu cụ thể mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết, các phương pháp thực hiện, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã đạt được, và dự kiến kết quả sẽ đạt được. NCS phải hoàn thành 01 tiểu luận tổng quan, có khối lượng 2 tín chỉ.

- Yêu cầu 3 chuyên đề TS (6 TC): Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi NCS tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp NCS giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. Nội dung của chuyên đề tiến sĩ là một phần nội dung nghiên cứu theo hướng đề tài luận án hoặc nghiên cứu riêng của NCS có liên quan đến đề tài luận án.
4.4. Bài báo khoa học: 04 tín chỉ. Yêu cầu NCS tối thiểu có 02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành được Hội đồng học hàm chuyên ngành tính điểm.

4.5. Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ (Cấu trúc và nội dung theo Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

5. CÁC GIẢNG VIÊN THAM GIA ĐÀO TẠO (Giảng dạy, hướng dẫn LATS)

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Cơ quan công tác

Các hướng nghiên cứu chính

1

Lê Đình Thành

GS.TS

Trường ĐH Thủy lợi

- Nghiên cứu quy hoạch sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.

- Phát triển và ứng dụng mô hình chất lượng nước trong quản lý và kiểm soát ô nhiễm nước

- Nghiên cứu các giải pháp quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và nước

- Nghiên cứu các biện pháp khoa học công nghệ trong xử lý/ quản lý các vấn đề môi trường đất và nước

- Ứng dụng mô hình biến đổi khí hậu trong dự báo biến đổi tài nguyên nước lưu vực sông

- Thể chế, chính sách trong quản lý và bảo vệ tài nguyên đất/nước

- Quản lý lưu vực sông/tài nguyên nước/chất lượng nước với sự tham gia của cộng đồng

- Mô hình hóa vận chuyển chất trong đất và các biện pháp bảo vệ môi trường đất

- Nghiên cứu vấn đề cải tiến quản lý tài nguyên môi trường đất và nước

- Nghiên cứu các vấn đề, các chất gây ô nhiễm môi trường....

- Nghiên cứu công nghệ hiện đại hóa trong quản lý và bảo vệ môi trường đất và nước.... v.v.

2

Bùi Quốc Lập

PGS.TS

Trường ĐH Thủy lợi

3

Vũ Hoàng Hoa

PGS.TS

Trường ĐH Thủy lợi

4

Nguyễn Thị Minh Hằng

PGS.TS

Trường ĐH Thủy lợi

5

Vũ Đức Toàn

PGS.TS

Trường ĐH Thủy lợi

6

Phạm Thị Ngọc Lan

TS

Trường ĐH Thủy lợi

7

Nguyễn Thi Xuân Thắng

TS

Trường ĐH Thủy lợi

8

Đặng Thị Thanh Lê

PGS.TS.

Trường ĐH Thủy lợi

9

Đỗ Thuận An

TS

Trường ĐH Thủy lợi

10

Phạm Nguyệt Ánh

TS

Trường ĐH Thủy lợi

11

Nguyễn Hoài Nam

TS

Trường ĐH Thủy lợi