Seminar giới thiệu: “Quang hợp và các vấn đề liên quan” diễn ra thành công tốt đẹp

Ngày 17-12-2019 tại Room5/K1- trường Đại học Thủy Lợi, ngành Công nghệ sinh học (Khoa H&MT- ĐHTL) cùng một số chuyên gia Công nghệ sinh học của Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp với GS. Choon-Hwan Lee –khoa Sinh học phân tử -Trường đại học Quốc Gia Pussan, Bussan Hàn Quốc tổ chức Hội nghị chuyên đề “Quang hợp và các vấn đề liên quan”

Seminar giới thiệu: “Quang hợp và các vấn đề liên quan” diễn ra thành công tốt đẹp

Ngày 17-12-2019 tại Room5/K1- trường Đại học Thủy Lợi, ngành Công nghệ sinh học (Khoa H&MT- ĐHTL) cùng một số chuyên gia Công nghệ sinh học của Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp với GS. Choon-Hwan Lee –khoa Sinh học phân tử -Trường đại học Quốc Gia Pussan, Bussan Hàn Quốc tổ chức Hội nghị chuyên đề “Quang hợp và các vấn đề liên quan”

Buổi hội nghị diễn ra với sự tham dự của đại diện ban chủ nhiệm và các thầy/cô giáo là CBGV khoa Hóa và Môi Trường- Đại học Thủy Lợi, các chuyên gia Công nghệ sinh học- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng sự hiện diện của hơn 100 bạn sinh viên trong khoa.

 

Đại diện đại biểu hội nghị chụp ảnh cùng GS.TS.Choon-Hwan Lee

Phát biểu khai mạc hội nghị, GS.TS. Đặng Diễm Hồng-chuyên gia trong lĩnh vực tảo và vi tảo-viện Công nghệ Sinh học (viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho hay, thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của Công nghệ sinh học khi mà các nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển lĩnh vực Kinh tế- kỹ thuật mũi nhọn này. Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ từ nay cho đến năm 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Hầu hết, các vấn đề về công nghệ sinh học đều bắt nguồn từ thiên nhiên, từ sự sống trên Trái Đất. Và một trong những vấn đề gần gũi nhất với chúng ta chính là chủ đề về Quang hợp.

 

GS.TS.Choon-Hwan Lee mở đầu phần diễn giả “Photosynthetic Light Reaction”

GS.TS.Choon-Hwan Lee chia sẻ, Quang hợp là một đề tài nghiên cứu thành công của thầy trong vòng 40 năm. Và đó cũng là chủ đề chính của buổi Hội nghị.

Phần diễn giả của GS cũng đã nhận được nhiều phản hồi và những ý kiến trao đổi tích cực đến từ các bạn sinh viên góp phần tăng cao hiệu quả của hội nghị.

 

GS.TS.Choon-Hwan Lee nhiệt tình giải đáp những thắc mắc của sinh viên

Để hiểu và nhìn nhận vấn đề thực tế hơn, tại buổi hội nghị, GS.TS còn chuẩn bị cả thiết bị đo Quang hợp để cùng làm thí nghiệm ngay sau bài diễn thuyết của mình.

 

GS.TS.Choon-Hwan Lee hướng dẫn sử dụng thiết bị đo Quang hợp

 

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Cúc - trưởng BM CNSH cùng sv 60SH hào hứng tiến hành thí nghiệm

Hội nghị nhằm tạo cơ hội cho các chuyên gia cùng các bạn sinh viên ngành Công nghệ sinh học có dịp trao đổi cũng như chia sẻ kiến thức về lĩnh vực CNSH. Hơn thế nữa, seminar đã truyền cảm hứng cho bao nhiêu thế hệ sinh viên cùng nhau khám phá công nghệ sinh học. Tại đây, các bạn cũng có thể tìm hiểu về các cơ hội học bổng du học ngành Công nghệ sinh học.

Để cảm ơn GS.TS.Choon-Hwan Lee đã nhiệt tình hợp tác cho sự thành công của Seminar và tỏ lòng quý mến, TS.Nguyễn Văn Sỹ- Phó trưởng khoa Hóa và Môi trường đã đại diện tặng quà cho GS.TS.Choon-Hwan Lee.

TS.Nguyễn Văn Sỹ- Phó trưởng khoa H&MT cùng GS.TS.Choon-Hwang Lee tại buổi hội nghị

PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Cúc-trưởng BM CNSH- hỗ trợ sinh viên trao đổi ý kiến cùng GS.TS.Choon-Hwang Lee trong buổi Seminar
 

Sinh viên K60 ngành công nghệ sinh học chụp ảnh lưu niệm cùng GS.TS.Choon-Hwang Lee

(Ban truyền thông Khoa Hóa và Môi trường)